Trần Dương

Những thương vụ M&A kinh điển của thị trường Việt Nam: “Vua Midas” Đỗ Minh Phú với bàn tay vàng trong 3 thương vụ M&A kinh điển - Kỳ 6

Admin

Khác với em trai của mình, Đỗ Anh Tú, ông Đỗ Minh Phú là một doanh nhân thuộc thế hệ cũ. Tuy nhiên, ông Phú thực hiện những thương vụ M&A với các doanh nghiệp mà ông xác định với những mục tiêu và định hướng chiến lược rõ ràng. 3 thương vụ thâu tóm dưới đây có thể xem là kinh điển của thị trường Việt Nam và đáng để giới kinh doanh học hỏi. Ông được mệnh danh là “vua Midas” trong lĩnh vực M&A.

Thâu tóm 3 công ty sau 1 thập niên từ vốn 60 tỷ đồng lên đến 80 ngàn tỷ đồng

Trong cuộc đời kinh doanh của mình, ông Đỗ Minh Phú thực hiện nhiều vụ thâu tóm, sáp nhập ở những thời điểm khá đặc biệt.

Ông Đỗ Minh Phú, người đã tài cơ cấu Doji thành công sau thương vụ M&A lần thứ nhất.

Trong 2 năm 2007-2008, thời điểm diễn ra khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều co cụm lại, ông Đỗ Minh Phú quyết định thâu tóm một số công ty trong ngành gồm: SJC Hà Nội, SJC Đà Nẵng và Công ty cổ phần Đá quý và vàng Yên Bái để tái cấu trúc các công ty do mình sở hữu, đổi tên thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, phân chia thành 6 công ty thành viên.

“Với quyết định này đã giúp cho DOJI tiến vào thị trường kinh doanh và phân phối vàng miếng. Một thị trường không có nhiều sự cạnh tranh và buộc kinh doanh phải có điều kiện”, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính (không muốn nêu tên) chia sẻ với chúng tôi.

Trước thương vụ thâu tóm, doanh thu của DOJI là 60 tỷ đồng (năm 2006), còn sau đó là 30.000 tỷ đồng (năm 2011) và lên vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam liên tiếp trong 3 năm (2012, 2013 và 2014).

Sau khi mua lại 5 công ty nói trên, doanh thu của DOJI tăng trưởng đột biến. Chỉ tính riêng năm 2007 và 2008, tổng doanh thu của DOJI tăng từ 970 tỷ đồng lên đến 6.600 tỷ đồng.

Theo đó, Năm 2019, vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 4.800 tỷ đồng, tổng tài sản 12.000 tỷ đồng. Doanh thu năm 2009 đạt mức 11.000 tỷ đồng, tới năm 2019 dự kiến gấp gần 8 lần với hơn 80.000 tỷ đồng.

Sau nhiều năm góp mặt trên thị trường vàng bạc, đá quý, DOJI trở thành doanh nghiệp được tổ chức VNR 500 xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong 9 năm liên tiếp từ 2010 đến 2018 và 8 năm liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc Gia Việt Nam.

Mua lại TPBank, ngân hàng bị tái cơ cấu từ tổng tài sản chỉ 13 ngàn tỷ đồng đạt mức 165 ngàn tỷ đồng vào năm 2019

Năm 2012, ông Phú và em trai mình Đỗ Anh Tú cùng thực hiện một vụ thâu tóm đình đám khác với Tiên Phong Bank. Trước đó, người sáng lập DOJI từng có dự định góp vốn thành lập một ngân hàng mới nhưng bất thành do đề án không được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt.

Ông Đỗ Minh Phú đã đưa TPBank lên tầm cao mới sau khi mua lại ngân hàng nằm trong danh sách yếu kém cần phải sáp nhập.

Thế nhưng, sau khi bán Công ty Diana cho đối tác Nhật Bản và thu về một khoản tiền rất lớn, ông Đỗ Minh Phú và người em đã quyết định làm lại. Tiên Phong Bank (TPBank) là cái tên được chọn và lúc đó thuộc danh sách 9 ngân hàng yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu.

Cũng giống như thời điểm thâu tóm nhiều công ty vàng bạc đá quý 6 năm trước đó, năm 2012 là đỉnh của cuộc khủng hoàng trong ngành ngân hàng Việt Nam.

"Đó là một cái duyên. Tôi vốn là một cán bộ khoa học, Tiên Phong Bank cũng do một nhóm các cán bộ làm khoa học trước đây lập ra là anh Trương Gia Bình, anh Lê Quang Tiến. Anh Trương Gia Bình cũng từ cái nôi Viện Khoa học Việt Nam nên chúng tôi nói chuyện với nhau rất dễ"., Ông Phú giải thích lý do chọn TPBank.

Khi kế hoạch mua TPBank được tiết lộ, Chủ tịch HĐQT một ngân hàng quốc doanh lớn nói với ông Phú: "Sao anh vào ngân hàng đó làm gì cho nó cực, với số tiền đó anh có thể làm rất nhiều việc khác có lãi hơn nhiều".

Nhiều người khác cũng cho rằng, ông Phú và em mình rồi sẽ "lao đầu vào đá" vì thời điểm 2012 ngành ngân hàng nói chung cực kỳ khó khăn mà ông Phú cùng ông Tú đều là "tân binh". Khi đó, nghe các lời khuyên và bình luận, ông Phú chỉ cười… Ông Phú và ông Đỗ Minh Tú tập trung cải tổ hoạt động TPBank.

Nói về thành công của TPBank các chuyên gia phân tích dựa vào 4 chiến lược cốt lõi: phát triển mạnh về công nghệ (nền tảng của cổ đông sáng lập FPT), liên kết trong kinh doanh vàng (thế mạnh của DOJI), tài trợ vốn cho xuất khẩu, nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tập trung vào nhóm khách hàng thu nhập cao.

DOJI chi 500 tỷ đồng thâu tóm Thế Giới Kinh Cương giữa tâm dịch Covid 19

Năm 2020, vào đúng tâm bão của Covid-19, nhà sáng lập DOJI lại thực hiện tiếp một vụ thâu tóm đình đám khác với Công ty Thế giới Kim cương. Không giống với hầu hết các doanh nhân khác ở thời điểm ngặt nghèo này thường thủ thế, giữ chặt tiền mặt, ông Phú tiếp tục mở rộng.

Giới thạo tin cho rằng ông Đỗ Minh Phú chi ra 500 tỷ đồng để thâu tóm thế giới kim cương ngay đại dịch Covid 19.

Chủ tịch Hội đồng sáng lập DOJI cho biết: "Tôi thấy vụ M&A này rất nhẹ nhàng vì DOJI đã có vị thế "cánh chim đầu đàn" trong ngành rồi. Kim cương cũng thuộc vào lĩnh vực lõi chúng tôi đang kinh doanh. Tôi có cảm giác mọi thứ rồi sẽ suôn sẻ thôi".

Giá trị thương vụ mua bán này chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, với những gì Thế giới Kim cương đang có, nhiều chuyên gia cho rằng, đại gia Đỗ Minh Phú đã phải bỏ ra không dưới 500 tỷ đồng để sở hữu thương hiệu này.

Về Công ty Thế Giới Kim Cương được thành lập 25/3/2019 có trụ sở chính tại TP. HCM, vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Bà Ngô Mộng Thu là cổ đông sáng lập nắm 84% vốn, hai cổ đông còn lại là ông Nguyễn Xuân Hoàng (15%) và ông Trương Quốc Tài (1%). Bà Thu là người đại diện theo pháp luật kiêm vị trí Giám đốc.

Theo thông tin công bố, chuỗi bán lẻ này trên có lịch sử 15 năm tại Việt Nam và là một trong 3 công ty lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ trang sức tại Việt Nam. Hiện công ty có 34 chi nhánh tại 34 tỉnh, thành phố với trên 100 trung tâm, cửa hàng tại hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị tại Việt Nam và gần 1.000 cán bộ, nhân viên.

Trong nhiều năm qua, Thế Giới Kim Cương tập trung vào bán lẻ qua kênh phân phối Modern Trade, tức là có cửa hàng tại các trung tâm thương mại và siêu thị thay vì mở các cửa hàng riêng biệt bên ngoài. Những trung tâm thương mại và siêu thị lớn mà Thế Giới Kim Cương xuất hiện có thể kể tên như BigC, Vincom, Co-opmart…

Chia sẻ về kinh nghiệm ra quyết định M&A trong khủng hoảng, ông Phú nói: "Khi làm kinh doanh, hãy chuẩn bị tâm thế bởi lúc nào cơ hội cũng có thể đến. Khi cơ hội tới phải biết nắm bắt nhưng không phải cơ hội nào cũng là của mình. Nó phải phù hợp với những gì mình đang có".

Như vậy, khác với em trai của mình, ông Đỗ Minh Phú là nhân vật lão luyện trong lĩnh vực M&A. Có thể, ông sẽ còn nhiều thương vụ M&A khác mà thương trường Việt Nam phải xác định là kinh điển.

Lê Trí