Cụ thể, chi phí hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn ước đạt 3.647 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 90% kế hoạch. Riêng chi phí trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư ước 3.380 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch, trong đó trích lập tại Tổng công ty Thép 3.121 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế năm 2022 ước đạt 6.661 tỷ đồng, vượt 86% kế hoạch.
3 khó khăn vướng mắc mà SCIC gặp phải trong năm 2022 là vấn đề phê duyệt vốn điều lệ, bán vốn và cổ phần hoá các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Theo đó, về việc phê duyệt vốn điều lệ, theo Điều 5, Nghị định số 148, vốn điều lệ của SCIC là 50.000 tỷ đồng. Căn cứ dự thảo chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm của SCIC và nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới, SCIC đã chủ động báo cáo các cơ quan có thẩm quyền và cần sớm được phê duyệt vốn điều lệ.
Về bán vốn, SCIC cho biết trong danh mục của tổng công ty có nhiều doanh nghiệp khó bán, đã bán vốn nhiều lần không thành công, trong đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, SCIC có tỷ lệ sở hữu nhỏ,…
Trong năm 2023, SCIC lên kế hoạch tập trung nâng cao giá trị doanh nghiệp và tổ chức bán vốn theo quy định, triển khai nghiên cứu các cơ hội đầu tư, đặc biệt là phối hợp các tập đoàn, tổng công ty thuộc uỷ ban; kiểm soát chặt chẽ chi phí theo dự toán được giao, phấn đấu tiết giảm chi phí, lập kế hoạch trích lập dự phòng tổn thất đầu tư, kịp thời cập nhật, báo cáo uỷ ban khi có những biến động bất thường.
LÊ TRÍ