
Bà Trần Phương Uyên, người đứng tên 33 thửa đất tại TPHCM
33 thửa đất nói trên gồm 4 thửa nằm tại quận Thủ Đức, 29 thửa nằm ở quận Bình Tân. Tất cả 33 thửa đất nói trên đều đứng tên bà Trần Uyên Phương, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM, là con gái của ông Trần Quí Thanh (Dr Thanh).
Đại diện cơ quan chức năng TP.HCM cho biết sau khi nhận được yêu cầu của Bộ Công an, các đơn vị chuyên môn đang thực hiện rà soát hồ sơ để tham mưu UBND TP cung cấp thông tin, thực hiện theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
Động thái ngăn chặn chuyển dịch tài sản của Cơ quan điều tra Bộ Công an được thực hiện sau khi cơ quan này nhận được tố cáo của nhiều cá nhân và doanh nghiệp cho rằng các cá nhân trong gia đình bà Trần Uyên Phương đã cho họ vay tiền với lãi suất cao.
Từ các đơn tố cáo và tài liệu chứng cứ kèm theo, cơ quan điều tra Bộ Công an đã yêu cầu tạm dừng chuyển dịch các tài sản, bất động sản nói trên để tiếp tục điều tra, làm rõ. Cơ quan điều tra yêu cầu TPHCM gửi tài liệu hồ sơ trước ngày 5-12 để phục vụ công tác điều tra xác minh vụ việc.
Trước đó, Cơ quan Điều tra, Bộ Công an cũng đã có văn bản 4335 ngày 9-11 gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc đề nghị tạm dừng biến động phục vụ công tác điều tra, xác minh.
Cụ thể, ngày 16-10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an nhận được đơn của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai tố cáo các ông, bà gồm Phạm Hoàng Minh, Hồ Thị Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Phú, Lê Công Sương, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và Trần Quý Thanh có hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng thông qua việc chuyển nhượng dự án và “Trốn thuế”, xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nhơn Thành.
Để phục vụ yêu cầu điều tra, Cơ quan Điều tra, Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các sở, ngành (Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Cục thuế…) và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho tặng, cầm cố, thế chấp cổ phần, quyền sử dụng đất…) cho đến khi có ý kiến của Cơ quan Điều tra, Bộ Công an đối với Bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án Khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành.
4 thửa đất tại quận Thủ Đức
Thửa số: 1186-100 (diện tích 847m2); 1186-101 (diện tích 817m2); 1186-102 (diện tích 833m2); 1186-112 (diện tích 822m2) các thửa đất này đều thuộc tờ bản đồ số 4 tại xã Hiệp Bình Chánh, huyện Thủ Đức, TPHCM.
29 thửa đất tại quận Bình Tân
Thửa số: 454, 455, 456,457, 458, 459, 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467,468, 469, 450, 451, 452, 453, 454, 455, 456, 457, 458, 459, 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 468, 469, 470, 471, 472, 473, 474, 475, 476, 477, 478, 479, 480, 481, 482 thuộc tờ bản đồ số 107 (TL2005) tại địa chỉ 230 Hồ Học Lãm, khu phố 3, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM.
K.Đ

Tân Hiệp Phát thành lập hơn 20 công ty chỉ vài tháng sau khi có kế hoạch tấn công vào thị trường bất động sản với quy mô vốn lên đến 1 tỷ USD nhưng bất ngờ đóng cửa hầu hết trong thời gian ngắn
Giữa năm 2019, gia đình ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát gây xôn xao giới đầu tư bất động sản khi chỉ trong vòng 1 năm đã thành lập hơn chục công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản với quy mô lên đến gần 1 tỷ USD.

Lập công ty mua bán nợ, lập pháp nhân liên quan đến bất động sản, bị tố chiếm đoạt tài sản… là cách Tân Hiệp Phát tấn công vào bất động sản
Không chỉ sử dụng "núi tiền" trong tay để lấn sân sang bất động sản hay truyền thông, công nghệ, đế chế đồ uống Tân Hiệp Phát còn thể hiện tham vọng lớn với một lĩnh vực rất mới, đó là mua bán nợ. Mới đây, họ còn bị tố về hành vi “chiếm đoạt tài sản”.