Trần Dương

Quý IV, CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) lãi sụt giảm mạnh, mảng cơ điện lần đầu báo lỗ đến 76 tỷ đồng

Lê Trí

CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023. Theo đó, quý 4, REE đạt hơn 2.000 tỷ đồng doanh thu, giảm 33% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ giá vốn, doanh nghiệp lãi gộp 922 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 32%.

Cụ thể, các mảng chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh doanh của REE. Trong đó, chi phí tài chính giảm 7% còn 228 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4% lên 315 tỷ đồng. Lợi nhuận từ nhóm công ty liên doanh liên kết giảm đáng kể, còn 267 tỷ đồng.

null

REE cho biết quý IV/2023, doanh thu mảng cơ điện lạnh giảm mạnh 118 tỷ đồng, do phát sinh chi phí dự phòng tới gần 200 tỷ đồng dẫn đến lỗ hơn 76 tỷ đồng.

Điểm sáng trong kỳ là lợi nhuận khác hơn 450 triệu đồng (cùng kỳ lỗ 85 tỷ đồng) do chi phí thanh lý tài sản giảm sâu. Sau cùng, REE lãi ròng 504 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 30%.

Trong cơ cấu doanh thu của REE, mảng chính cơ điện lạnh vẫn chiếm phần lớn. Tuy nhiên, REE cho biết quý IV/2023, mảng này giảm mạnh 118 tỷ đồng, do phát sinh chi phí dự phòng tới gần 200 tỷ đồng. Hệ quả, mảng này lỗ hơn 76 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 42 tỷ đồng).

Mảng hạ tầng điện đóng góp doanh số nhiều nhất trong quý IV, với gần hơn 1.200 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ; mang lại 384 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn cùng kỳ 19%.

Bên cạnh đó, kết quả mảng điện cũng đi xuống do các công ty thành viên thuộc nhóm thủy điện như VSH, TBC, TMP, SBH… lao dốc vì thủy văn kém thuận lợi. Đó là các nguyên nhân khiến kết quả quý IV của Doanh nghiệp giảm sâu so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm, REE đạt gần 8.600 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần, thấp hơn năm trước 9%; lãi sau thuế và lãi ròng lần lượt đạt 2.800 tỷ đồng và gần 2.200 tỷ đồng, tương ứng giảm 21% và 19%. So với kế hoạch được ĐHĐCĐ 2023 thông qua, REE đạt 78% mục tiêu doanh thu và vượt 3% kế hoạch lãi sau thuế cả năm.

Thời điểm cuối quý IV, tổng tài sản của REE tăng 3% so với đầu năm, lên gần 35.000 tỷ đồng, với hơn 9.500 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn, tăng 11%. Tiền mặt và tiền gửi cuối kỳ tăng mạnh 62%, lên hơn 3.400 tỷ đồng.

Khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng tăng 27%, lên gần 3.400 tỷ đồng. Tồn kho giảm nhẹ còn gần 1.400 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 1.600 tỷ đồng, gấp gần 3 lần đầu năm, hầu hết là chi phí dự án văn phòng cho thuê tại tòa Etown 6.

Bên kia bảng cân đối kế toàn, nợ ngắn hạn giảm nhẹ còn hơn 3.900 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh lần lượt là 2.4 lần và 2 lần, cho thấy sức khỏe tài chính của REE được đảm bảo.

Nợ vay ngắn hạn giảm 15%, còn hơn 1.200 tỷ đồng, với gần 829 tỷ đồng là vay dài hạn tới hạn trả. Nợ dài hạn giảm nhẹ còn 9.500 tỷ đồng, gồm 7.200 tỷ đồng vay các ngân hàng TMCP và gần 2.300 tỷ đồng nợ trái phiếu.

Hiện tại, REE-BOND2029 là lô trái phiếu duy nhất còn lưu hành của REE, được phát hành ngày 28/01/2019, khối lượng 2,318 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng huy động hơn 2.300 tỷ đồng, kỳ hạn thanh toán là 10 năm.

Lô trái phiếu trên là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo lãnh thanh toán bởi CGIF - một quỹ tín thác của Ngân hàng phát triển châu Á. Số tiền thu về được sử dụng để phát triển dự án và các hoạt động mua bán, chuyển nhượng vốn.

Được biết, tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu là gần 38.4 triệu cp TBC, 32 triệu cp SBH và gần 25 triệu cp của CTCP Thủy điện Mường Hum thuộc sở hữu của Công ty TNHH Năng lượng REE.

AN NHIÊN