Cụ thể, theo dữ liệu trên HNX, từ tháng 5 đến tháng 9/2022, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã “dồn dập” phát hành tới 10 lô trái phiếu với tổng giá trị gần 6.400 tỷ đồng. Tất cả 10 lô trái phiếu đều có kỳ hạn 3 năm và đều không công bố rõ thông tin về lãi suất cũng như mục đích phát hành.
Theo đó, liên tiếp trong 3 ngày từ ngày 23/5/2022 đến 26/5/2022, TPBank đã phát hành lần lượt 8 lô trái phiếu TPBL2225001, TPBL2225002, TPBL2225003, TPBL2225004, TPBL2225005, TPBL2225006, TPBL2225007 và TPBL2225008 với tổng giá trị gần 5.000 tỷ đồng.
Đến ngày 21/7/2022, TPBank tiếp tục phát hành lô trái phiếu TPBL2225009 có giá trị 1.100 tỷ đồng; Ngày 8/9/2022, ngân hàng này phát lô trái phiếu TPBL2225010 với giá trị 300 tỷ đồng.
Bên cạnh việc phát hành, TPBank cũng liên tiếp mua lại trước hạn 6 lô trái phiếu (từ tháng 4 đến tháng 9/2022) với tổng giá trị 5.650 tỷ đồng. Cả 6 lô trái phiếu này đều là loại trái phiếu không chuyển đổi, không phải là nợ thứ cấp, không có đảm bảo bằng tài sản và không kèm theo chứng quyền. Trái phiếu của TPBank có kỳ hạn 3 năm, được phát hành với mục đích phát triển hoạt động kinh doanh của TPBank với lãi suất chủ yếu 3%/năm.
Cụ thể, vào ngày 18/4/2022, TPBank đã mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu TPBANKBOND_A4_160420_3Y_2 có giá trị 800 tỷ đồng. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 16/4/2020 và đáo hạn ngày 16/4/2023.
Ngày 5/5/2022, TPBank tiếp tục mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn mã TPBL2124001 ngày phát hành 5/5/2021 và đáo hạn ngày 5/5/2024.
Đến tháng 6/2022, nhà băng này cũng mua lại trước hạn toàn bộ 3 lô trái phiếu gồm các mã TPBL2124007, TPBL2124008, TPBL2124009. Ba lô trái phiếu được TPBank phát hành lần lượt vào ngày 23/6/2021, 28/6/2021, 29/6/2021 và đáo hạn lần lượt vào ngày 23/6/2024, 28/6/2024, 29/6/2024 với tổng giá trị 3.100 tỷ đồng.
Gần đây nhất ngày 29/9/2022, TPBank đã mua lại toàn bộ 750 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô trái phiếu TPBL2124015, ngày phát hành là 29/9/2021, ngày đáo hạn ngày 29/9/2024.
Điểm đặc biệt, động thái của việc mua lại các lô trái phiếu nói trên diễn ra gần như tức thì sau khi Bộ Tài chính vừa công bố Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 16/9/2022.
Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành trong đó có phương án sử dụng vốn hoặc vi phạm pháp luật.
Cũng theo số liệu của HNX, TPBank hiện đang còn lưu hành 76 lô trái phiếu với tổng giá trị hơn 26.000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu này được phát hành từ năm 2017 đến nay, có kỳ hạn từ 3 đến 10 năm tuỳ lô. Lô thấp nhất có giá trị 1 tỷ đồng và lô cao nhất có giá trị tới 1.500 tỷ đồng.
Không chỉ liên tiếp phát hành và mua lại trái phiếu, trong báo cáo tài chính quý III của TPBank, bức tranh tài chính của ngân hàng này còn tiềm ẩn khá nhiều mảng tối.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm này ghi nhận âm hơn hơn 13.373 tỷ đồng, đặc biệt nghĩa vụ nợ tiềm ẩn hơn 31.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank ghi nhận âm 12.793,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn dương tới 17.380 tỷ đồng; Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 343,8 tỷ đồng và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 236,3 tỷ đồng. Do đó kết thúc quý III/2022, dòng tiền thuần của TPBank âm hơn 13.373,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương tới 21.225,7 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/09/2022, tổng nợ xấu của TPBank đạt 1.425,7 tỷ đồng, tăng 23,2% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý là Nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn cao gấp 2,2 lần, đạt mức 666,3 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của TPBank tăng từ 0.82% hồi đầu năm lên 0.91%.
Kết thúc quý III/2022, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn tại TPBank ghi nhận hơn 31.000 tỷ đồng, tăng thêm 1.273 tỷ đồng, tương đương tăng 10% so với đầu năm.
MINH TRÍ