Cụ thể, nhóm các công ty trên là các nhà thầu phụ và đang thi công hệ thống cơ điện cho các dự án do Xây dựng Hòa Bình (HBC) làm tổng thầu.

Nhóm nhà thầu phụ trên cho biết, hiện Tổng thầu là HBC chưa thanh toán công nợ cho các công ty trên có công nợ từ tháng 7/2022 đến nay.
Chẳng hạn, dự án Geleximco Southern Star Giáp Bát (Hà Nội) với quy mô 9.390 m2 do Geleximco làm chủ đầu tư và HBC là đơn vị thi công, xây dựng chính….
Nhóm nhà thầu phụ trên cho biết, hiện Tổng thầu là HBC chưa thanh toán công nợ cho các công ty trên (có công nợ từ tháng 7/2022 đến nay), và việc không thanh toán đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của họ.
Để giải quyết khó khăn, các công ty trên đã cầm cố tài sản, vay lãi, thế chấp để có tiền chi trả một phần tiền lương cho công nhân, đồng thời để duy trì hoạt động của công ty. Nhưng đến nay, các đơn vị này không còn năng lực chi trả, công nhân đình công, nghỉ việc gây áp lực cho công tác quản lý và điều hành sản xuất.
“Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị thanh toán công nợ hoặc đề nghị phía Tổng thầu Hòa Bình trả lời chúng tôi về kế hoạch thanh toán công nợ. Nhưng chúng tôi chưa nhận được văn bản chính thức và câu trả lời thỏa đáng về kế hoạch thanh toán. Ngày 3/3, tại Văn phòng Tổng thầu HBC, đại diện HBC cũng chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể thanh toán công nợ cho thầu phụ chúng tôi”, công văn của nhóm thầu phụ nói trên nêu rõ.
Với nguyên nhân trên, nhóm nhà thầu này thông báo tạm dừng toàn bộ dịch vụ bảo hành, bảo trì đối với các dự án đã bàn giao từ ngày 3/3/2023. Cùng với đó là tạm dừng thi công các dự án từ ngày 15/3/2023 nếu các đơn vị trên không nhận được thanh toán từ HBC.
AN NHIÊN

Tình hình tài chính của Hòa Bình thời ông Lê Viết Hải: to mà không khỏe, nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn, mỗi ngày phải trả hơn 1 tỷ đồng tiền lãi cho các ngân hàng
Những tranh chấp nội bộ gần đây ngoài cáo buộc về việc không cam kết giữa các bên với nhau còn bộc lộ ra vấn đề bức tranh tài chính của Tập đoàn Hòa Bình khá đen tối khi tỷ lệ vay ngắn hạn tăng quá cao. Ước tính mỗi ngày công ty phải trả đến 1,3 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng.

Tiến Phát, Nhà Hòa Bình 2 công ty con của Tập đoàn Hòa Bình từng được ông Lê Quốc Duy lãnh đạo là nguyên nhân dẫn đến nội chiến đang kinh doanh thế nào?
Theo ông Dương Văn Hùng, Thành viên độc lập HĐQT của Hòa Bình, nguyên nhân mà nhóm của ông phản đối ông Lê Viết Hải chính là việc Hòa Bình chuyển những khoản vay cho Tiến Phát và Nhà Hòa Bình không rõ ràng. Người đại diện kiêm tổng giám đốc các công ty này là ông Lê Viết Hiếu, con trai ông Hải. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến năm 2020, hai công ty này được lãnh đạo bởi ông Lê Quốc Duy, một thành viên HĐQT của Tập đoàn Hòa Bình.