Cụ thể, báo cáo tài chính quý II của Công ty CP Xây dựng Coteccons (CTD) mới công bố cho biết nhà thầu xây dựng lớn nhất thị trường có kết quả kinh doanh kém nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây.
So với giai đoạn 2016-2018, thời được coi là hoàng kim của Coteccons, mức lợi nhuận quý II vừa qua chỉ tương đương khoảng 1/10.

So với giai đoạn 2016-2018, thời được coi là hoàng kim của Coteccons, mức lợi nhuận quý II vừa qua chỉ tương đương khoảng 1/10.
Theo đó, quý II Coteccons ghi nhận doanh thu là 2.550 tỷ đồng thấp hơn cùng kì đến 36%, lợi nhuận gộp chỉ đạt 135 tỷ đồng, thấp hơn 45% so với quý II/2020. Trong khi đó, chi phí phát sinh của công ty đều tăng vọt. Tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế, giảm 64%, đạt 129 tỷ đồng.
Ngoài kết quả doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, công ty còn hủy một loạt hợp đồng với các nhà thầu vì liên quan đến cựu chủ tịch Nguyễn Bá Dương.
Theo đó, Coteccons sẽ không ký mới và từ chối ký hợp đồng mới. Ngoài ra công ty cũng xem xét dừng các hợp đồng hiện hữu nếu không ảnh hưởng đến tiến độ, khối lượng công việc và các hoạt động hiện tại của dự án.
Cụ thể, có 9 công ty được ban điều hành Coteccons nêu ra như sau: Ricons, Newtecons, công ty vật liệu và giải pháp SOL, BM Windows, Boho Descor, DCons, công ty TNHH Cơ khí - Thương mại - Đầu tư An Gia Minh và 2 chi nhánh tại Bình Dương, Hưng Yên.
Những mối liên hệ với công ty của cựu chủ tịch Nguyễn Bá Dương được chỉ ra như sau: Ricons hiện là công ty liên kết mà Coteccons nắm giữ 14,3% vốn. Trong đó, nhiều thành viên ban tổng giám đốc là người cũ của Coteccons như: Nguyễn Sỹ Công, ông Lê Thanh Liêm, Trần Quang Quân… Ngoài ra, ông Dương còn là ổ đông sáng lập với tỷ lệ sở hữu 49% Newtecons và là chủ tịch sáng lập tại SOL.
Cả Ricons và Newtecons đều từng cùng Coteccons xây dựng, thi công các công trình lớn, trong đó có nhiều công trình trở thành biểu tượng trên cả nước như Landmark 81 (TP.HCM), Casino Nam Hội An (Quảng Nam)...

Ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Coteccons trong buổi chia sẻ về định hướng chiến lược mới của Coteccons gần đây.
Một điểm đặc biệt là hầu hết những công trình trước đây do Coteccons xây dựng đều được Newtecons thế chân như: Khu căn hộ cao cấp Masterise Homes, One Central Saigon, Masteri Waterfront…
Sau khi nhà thầu xây dựng số 1 Việt Nam về tay nhóm Kusto, không chỉ kết quả kinh doanh sụt giảm mà định hướng chiến lược cũng thay đổi. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 công ty này sẽ định hướng phát triển thành tập đoàn đa ngành với 5 trụ cột mới là: KCN và bất đông sản, vật liệu xây dựng, logictics và vận chuyển, IT và phát triển phần mềm, dịch vụ bảo hiểm và tài chính.
Chưa biết những định hướng mới sẽ mang lại cho Coteccons những thành công gì nhưng vị thế số một trong ngành xây dựng Việt Nam của Coteccons được dự đoán sẽ bị mất đi trong tương lai gần.
MINH TRÍ

Hàng loạt dự án lớn rơi vào tay Newtecons, năm 2021, Coteccons đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận chỉ 2% và buông mảng kinh doanh cốt lõi là xây dựng
HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên dự kiến được tổ chức ngày 26/4 tại TP.HCM. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến doanh thu hợp nhất là 17.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 340 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 2% so với thực hiện trong năm 2020. Đây là chỉ tiêu thấp nhất trong lịch sử công ty trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nhân sự cấp cao cuối cùng thời ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons, quyền Tổng giám đốc Võ Thanh Liêm từ nhiệm
Hôm 5/3/2021, ông Võ Thanh Liêm, quyền Tổng Giám đốc Coteccons vừa có đơn từ nhiệm sau 7 tháng được trao quyền. Như vậy, ông là nhân sự cuối cùng thuộc “triều đại” Nguyễn Bá Dương rời khỏi vị trí. Cùng với 600 nhân sự Coteccons nghỉ việc trong năm 2020, có lẽ, cuộc khủng hoảng hậu Nguyễn Bá Dương chính thức bắt đầu.