0988 355 606 lienhe@businessforum.vn Fanpage Facebook
StarNewCity

Lãi hơn 500 tỉ đồng từ xuất khẩu găng tay y tế

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có lợi nhuận tăng đột biến lên tới hàng trăm tỉ đồng/năm nhờ đơn hàng dồi dào giữa mùa dịch.

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận đơn hàng sản xuất xuất khẩu cho đến hết năm 2022, thậm chí phải từ chối đơn hàng vượt quá công suất.

Đơn hàng dồn dập

Đến thời điểm này, Công ty VRG Khải Hoàn đã trong tình trạng đầy công suất và thường xuyên phải từ chối đơn hàng. Nếu từ năm 2019 trở về trước, đơn đặt hàng của công ty chỉ đủ chạy 70%-80% công suất nhà máy. Nhưng bước vào năm 2020, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, các đối tác nước ngoài truyền thống của Khải Hoàn đã nhanh chóng đặt đơn hàng găng tay y tế lớn để dự trữ, cùng với đó các khách hàng mới cũng liên tục đặt hàng.

Ông Dương Duy Phú, Tổng giám đốc Công ty VRG Khải Hoàn, cho biết ngay đầu năm 2021, công ty đã chốt đơn hàng sản xuất cho đến hết năm 2022. Hầu hết hàng chủ yếu xuất đi sang các nước Mỹ, châu Âu, Nhật và phần còn lại phục vụ cho thị trường nội địa.

“Là công ty sản xuất trong lĩnh vực y tế, nhờ dịch bệnh đã đẩy mạnh về sản lượng và giá nên năm 2020 chúng tôi có mức lãi đột biến hơn 500 tỉ đồng, con số chưa từng có trước đây, vì lãi bình quân hằng năm chỉ đâu đó khoảng 5-10 tỉ đồng” - ông Phú vui mừng chia sẻ.

Và Khải Hoàn cũng nhìn thấy triển vọng thị trường trong các năm tiếp theo nên quyết định xây thêm nhà máy nâng công suất từ 2,5 tỉ chiếc găng tay lên 5 tỉ chiếc găng tay. Việc quyết tâm đầu tư, theo ông Phú, không phải trông chờ dịch bệnh tiếp tục kéo dài, mà vì dịch bệnh khiến cho nhiều người có thói quen đeo găng tay bảo vệ bản thân và người trong gia đình, cũng như các nước đã khởi động nguồn dự trữ quốc gia về sản phẩm y tế.

Sản phẩm đồ gỗ cũng nhận được nhiều tin vui, bà Lê Thị Xuyến, Tổng giám đốc Công ty Chế biến gỗ Thuận An, bày tỏ sự ngạc nhiên về đơn hàng dồn dập đổ về ngay trong những tháng đầu năm 2021. Vì cũng thời điểm này năm ngoái, công ty bị khách hàng hủy, giãn đơn hàng và thậm chí mất 1,5 tháng không có việc làm vì dịch bệnh hoành hành.

“Hiện nay đơn hàng về nhiều vượt gần 30% công suất của nhà máy. Theo chúng tôi tìm hiểu, do tình hình dịch COVID-19, ở nước ngoài mọi người làm việc ở nhà nên họ có nhu cầu trang bị giường tủ mới để tạo không gian đẹp hơn, mà họ ở nhà cũng lùng mua online nhiều nên tự dưng nhu cầu bán hàng tăng lên” - bà Xuyến nói.

Theo bà Xuyến, hàng của gỗ Thuận An chủ yếu đi những thị trường cao cấp như Mỹ chiếm đến 40% sản lượng sản xuất, xuất sang Anh là 15% và phần còn lại là các thị trường khác. Một mặt nhờ sự thuận lợi của thị trường, mặt khác nhờ công ty đáp ứng được các yêu cầu khó nhằn nhất của khách hàng đã giúp lấy được nhiều đơn hàng.

Lãi hơn 500 tỉ đồng từ găng tay y tế xuất ngoại - ảnh 1 Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất găng tay y tế xuất khẩu tại Bình Dương. Ảnh: PHƯƠNG MINH

Lãi hơn 500 tỉ đồng từ găng tay y tế xuất ngoại - ảnh 1 Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất găng tay y tế xuất khẩu tại Bình Dương. Ảnh: PHƯƠNG MINH

Doanh nghiệp xếp hàng mở thêm nhà máy

Không nằm trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu thực hiện dịch vụ cho thuê nhà xưởng nhưng Khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Uyên (Bình Dương) đã có những hiệu quả kinh doanh cực tốt. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và dịch bệnh cũng như sự thuận tiện về cơ sở hạ tầng, KCN này luôn trong tình trạng lấp đầy.

Theo ông Hà Trọng Bình, Giám đốc KCN Nam Tân Uyên, đất đai tại đây được các doanh nghiệp thuê không phải đầu cơ mà chủ yếu đầu tư nên việc xây dựng nhà máy sản xuất chiếm gần 80%, phần còn lại đang triển khai xây dựng nhà máy.

“Hiện nay, các doanh nghiệp đến từ các lĩnh vực sản xuất ô tô, sản xuất pin công nghệ cao đang xếp hàng đăng ký 50-100 ha đất để mở thêm nhà máy khi được biết chúng tôi đang mở rộng thêm diện tích KCN” - ông Bình tiết lộ.

Tính riêng trong năm 2020, doanh thu của KCN Nam Tân Uyên đã đạt gần 500 tỉ đồng và dự kiến năm 2021 tiếp tục tăng mạnh. Và đây là một công ty đang niêm yết trên sàn UpCOM nhưng có giá cổ phiếu không thua kém các công ty lớn trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Lý giải về điều này, ông Michael Kokalari, kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, cho biết vì giãn cách xã hội, các nhân viên tại các nước phát triển buộc phải làm việc ở nhà nên đã gia tăng mua sắm các hàng hóa phục vụ công việc. Và Việt Nam đang có vị thế tốt cung ứng các sản phẩm này. Có thể nhìn thấy doanh số xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt tăng mạnh ở sản phẩm điện tử và đồ nội thất.

Đối với lĩnh vực phát triển KCN của Việt Nam, ông Michael Kokalari nhận định đây là phân khúc nóng nhất của ngành bất động sản cả nước vào năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.

“Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã thúc đẩy nhiều nhà sản xuất chuyển nhà máy sang Việt Nam và dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhanh xu hướng này. Đất KCN phía Nam đang trở nên nóng hơn với giá thuê tăng theo hằng năm” - ông Michael Kokalari phân tích.

Thiếu container làm khó xuất khẩu

Dù có kết quả kinh doanh tích cực, thị trường khởi sắc nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn nhiều nỗi lo. Ông Dương Duy Phú, Tổng giám đốc Công ty VRG Khải Hoàn, cho biết hiện các nguyên vật liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài, giá tăng rất mạnh 20%-40% tùy chủng loại. Nguyên nhân là do vấn đề thiếu container cũng như nguồn hàng trong nước không thể đáp ứng.

Cũng gặp tình trạng tương tự, bà Lê Thị Xuyến, Tổng giám đốc Công ty Chế biến gỗ Thuận An, cho hay tình trạng thiếu container khiến công ty hàng hóa sản xuất xong nhưng không thể giao cho khách hàng, mà có thời điểm ứ đọng hàng tương đương với 38 container. Và công ty buộc phải thuê thêm nhà kho để giải phóng mặt bằng sản xuất, còn nếu để hàng kẹt cứng thì không tăng năng suất được, thiệt hại nhiều hơn.

Báo cáo chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của IHS Markit cho thấy trong tháng 2, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng và con số này dự báo tăng sáu tháng liên tiếp. Nguyên nhân nhu cầu thị trường quốc tế cải thiện dẫn đến sản lượng tăng trở lại.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu ra những khó khăn trong việc mua hàng từ nước ngoài do thiếu container chuyển hàng và do nhu cầu nguyên vật liệu của thế giới vượt quá khả năng cung cấp đã dẫn đến kéo dài thời gian giao hàng. Sự mất cân bằng này tiếp tục làm chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh.

PHƯƠNG MINH

Theo Pháp luật TPHCM Link bài gốchttps://plo.vn/kinh-te/lai-hon-500-ti-dong-tu-gang-tay-y-te-xuat-ngoai-975315.html

Mới nhất

Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động để kích hoạt nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

6 Giờ trước

Hôm qua, ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng xuống 5,5% một năm. Quyết định giảm lãi suất có hiệu lực từ đầu tuần sau (ngày 3/4).

Dabaco (DBC) của đại gia Nguyễn Như So, lợi nhuận sụt giảm mạnh đến 99% chỉ còn 5 tỷ đồng sau kiểm toán đạt 1% kế hoạch năm

6 Giờ trước

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, DBC) vừa công bố BCTC kiểm toán 2022, đáng chú ý lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh, lãi ròng 2022 của DBC chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm tới 97% so với báo cáo tự lập là 150 tỷ đồng.

Các tổ chức nào là chủ của khoản nợ 10.000 tỷ đồng từ Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - Becamex (BCM)?

6 Giờ trước

Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM) phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô tráo phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.

Năm 2023, Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia kế hoạch lợi nhuận giảm sâu đến 66.7% chỉ còn 186 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:28

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào ngày 15/4 tại An Giang. Dự kiến công ty sẽ thông qua một số nội dung quan trọng như kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2023 cũng như miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT mới.

Năm 2023, Tập đoàn Gelex công bố kế hoạch lợi nhuận giảm đến 39% chỉ còn 1.272 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:16

Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Công ty trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng, tăng 16,1% so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm gần 39% còn 1.272 tỷ đồng.

ĐHCĐ Chứng khoán Bản Việt: dự định đổi tên công ty, đưa kế hoạch doanh thu đạt 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng giảm tương ứng 12,4% và 5,6% so với cùng kỳ

31/03/2023 lúc 09:18

Chiều ngày 30/3/2023, Chứng khoán Bản Việt (VCSC, VCI) đã tổ chức ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hoạt động đạt 3.246 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, giảm tương ứng 12,4% và 5,6%.

Nam Tân Uyên, Sonadezi Giang Điền, Khu công nghiệp Hiệp Phước… những tên tuổi trong nhóm có tỷ lệ nợ cao xấp xỉ 5 lần vốn chủ sở hữu

31/03/2023 lúc 08:40

Thống kê sơ bộ trên các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản có vốn hóa lớn trên 1.000 tỷ đồng tính đến 31/3, một số doanh nghiệp đã có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao và gần chạm ngưỡng 5 lần.

Lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) hé lộ khả năng sáp nhập thêm một ngân hàng khác

30/03/2023 lúc 10:56

Lãnh đạo cao cấp của MSB hé lộ thông tin ngân hàng này đang chuẩn bị phương án sáp nhập thêm một ngân hàng để trình Đại hội cổ đông thông qua vào ngày 21/4/2023.

Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh của đại gia Đức cá tầm nợ đến 4.600 tỷ đồng, gấp 16 lần vốn chủ sở hữu, lỗ 248,6 tỷ đồng

30/03/2023 lúc 10:36

CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh vừa công bố về tình hình tài chính năm 2022, theo đó cho biết công ty lỗ sau thuế gần 248,6 tỷ đồng, trong khi kỳ trước lãi gần 2,2 tỷ đồng.

QC mới

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ cập nhật vào 06:15:02 20/01/2022
Mã NT Tiền mặt Chuyển khoản Bán
AUD15,914.9616,075.7216,594.55
EUR25,086.6325,340.0426,492.89
GBP30,098.2130,402.2331,383.44
JPY192.29194.23203.55
SGD16,397.1416,562.7717,097.32
THB606.32673.69699.62
USD22,530.0022,560.0022,840.00
Nguồn: Vietcombank