
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán
Trao đổi với báo chí, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán, UBCK, cho biết UBCK chú trọng các giải pháp về xây dựng kịch bản chủ động tổ chức giao dịch toàn thị trường kể cả trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp theo hướng gia tăng và giám sát giao dịch trực tuyến.
UBCK đã chỉ đạo các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, thành viên thị trường kích hoạt trở lại các giải pháp điều hành thị trường chứng khoán và ứng phó trong bối cảnh dịch bệnh như trong giai đoạn tháng 3-4/2020.
UBCK nước cũng sẽ tăng cường giám sát các hoạt động trên thị trường, vừa kiểm soát các giao dịch bất thường, vừa theo dõi sát sao các thông tin nội gián, tín đồn thất thiệt, đảm bảo thị trường vận hành trật tự, minh bạch.
Đồng thời, tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình chính trị, kinh tế và chứng khoán trong, ngoài nước, để kịp thời thông tin đến nhà đầu tư.
UBCK nước tổ chức truyền thông nhằm đưa thông tin đầy đủ, khách quan nhất đến nhà đầu tư. "Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư, bình tĩnh phân tích mọi yếu tố để có quyết định đầu tư phù hợp, xem xét kỹ lưỡng hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết để lựa chọn và đầu tư dài hạn những cổ phiếu có giá trị, có tiềm năng tăng trưởng, tránh tâm lý phản ứng thái quá", bà Bình nói.
Phân tích về nguyên nhân thị trường chứng khoán giảm điểm trong những ngày qua, bà Tạ Thanh Bình cho rằng, đó là do kết hợp của nhiều yếu tố như nhà đầu tư chốt lời sau giai đoạn tăng mạnh, thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm mạnh và đặc biệt là tâm lý hoảng loạn ngắn hạn về dịch bệnh.
“Qua quan sát, chúng tôi thấy hầu hết lực bán đến từ các tài khoản nhà đầu tư mới. Trong khi các tổ chức đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài lại tranh thủ mua vào trong phiên ngày 28/1. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng trong phiên cuối tuần 29/1, riêng trên sàn HOSE, khối này đã mua ròng khoảng 1.100 tỷ đồng” bà Bình chia sẻ.
UBCK nước nhận định thị trường chứng khoán trong dài hạn vẫn được hỗ trợ bởi những yếu tố tích cực cả về kinh tế vĩ mô và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường.
Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã và đang là điểm sáng trên thế giới trong việc thực hiện tốt mục tiêu kép là kiểm soát dịch bệnh và ổn định, phát triển kinh tế trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang rơi vào suy thoái và khủng hoảng.
UBCK nước cũng tin tưởng với kinh nghiệm thành công trong xử lý dịch bệnh năm vừa qua, Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và thị trường sẽ sớm ổn định trở lại.
yến hạ

Chỉ hơn 1 tuần thị trường chứng khoán Việt Nam rớt 100 điểm, tìm kiếm nguyên nhân, xây dựng kịch bản và hành động
Tháng 8/2012 TTCK bị ảnh hưởng bởi vụ "bầu Kiên" đã có một đợt khủng hoảng lớn. Đến tháng 5/2014 sau khi giàn khoan HD981 của TQ ngang ngược đi vào vùng biển của chúng ta, TTCK Việt Nam lại lao dốc mạnh. Gần nhất là tháng 3/2020 khi xảy ra đại dịch Covid-19, thì chứng khoán cũng rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với nhà đầu tư cá nhân
Mặc dù là một trong những nền kinh tế có sức chống chịu dịch Covid-19 tốt nhất trong năm 2020, nhưng những gì đang diễn ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam khiến cho không ít người hoài nghi và lo lắng. Nhiều nhà đầu tư cũ (được gọi là Fn) lo lắng cho nhà đầu tư mới (được gọi là F0) nhưng với thị trường chứng khoán Việt Nam như hiện nay, thì nhà đầu tư cá nhân nào cũng là... phận mỏng cánh chuồn.