0988 355 606 lienhe@businessforum.vn Fanpage Facebook
StarNewCity

Giải pháp nào giúp HSX “thông đường”

Trong hơn 3 tháng qua, thị trường chứng khoán (TTCK) liên tiếp chứng kiến tình trạng nghẽn lệnh khi giao dịch, nhất là những hôm có khối lượng giao dịch với trị giá lớn hơn 14 ngàn tỷ đồng/phiên. Nhiều nhà đầu tư trên TTCK tỏ ra bức xúc, nhiều bài viết, phân tích, ý kiến của chuyên gia, nhà đầu tư… nhằm tháo gỡ tình trạng này. Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc nói trên, BusinessForum chủ trương đăng tải những ý kiến liên quan đến vấn đề này nhằm góp phần mang lại những ý kiến đa chiều để góp phần làm minh bạch, lành mạnh TTCK Việt Nam.

Bài đầu tiên chúng tôi đăng tải chính là quan điểm của ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO Công ty CP Tư vấn Đầu tư S-Talk, nguyên Giám đốc chi nhánh TP.HCM Công ty chứng khoán SHS, một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trên thị trường.

Nếu lô đồng loạt nâng lên 1000, không chỉ các cổ phiếu có thị giá trên 100 ngàn đồng, mà ngay cả các cổ phiếu trên 40 ngàn đồng, sẽ xuất hiện tâm lý

Nếu lô đồng loạt nâng lên 1000, không chỉ các cổ phiếu có thị giá trên 100 ngàn đồng, mà ngay cả các cổ phiếu trên 40 ngàn đồng, sẽ xuất hiện tâm lý

Anh Lê Hải Trà, TGĐ Sở GDCK TP.HCM, đề xuất nâng lô toàn bộ các cổ phiếu lên 1000, tức gấp 10 lần so với hiện nay, gấp 100 lần so với đầu năm 2021. Sau ý kiến này, anh Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI, có phát biểu ủng hộ cho giải pháp này. Tôi rất đồng ý rằng "các giải pháp tạm thời đều có mặt trái, không thể hài lòng cho tất cả". Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, cũng như khảo sát trên các diễn đàn đầu tư, đây là giải pháp dở nhất.

Lý do tôi kết luận như vậy bắt đầu từ những căn cứ sau đây:

Việc nâng lô cổ phiếu lên 1000 sẽ tác động ra sao?

Có thể, do điều kiện công việc vì không trực tiếp đầu tư, nên các anh không hiểu tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) cá nhân.

Nếu lô đồng loạt nâng lên 1000, không chỉ các cổ phiếu có thị giá trên 100 ngàn đồng, mà ngay cả các cổ phiếu trên 40 ngàn đồng, sẽ xuất hiện tâm lý "ngại" đầu tư. Đây hầu hết là những cổ phiếu có nội tại tốt, triển vọng sáng sủa.

Như vậy, quyết định này vô tình tạo ra "rào cản kỹ thuật" để NĐT không "dám" chọn lựa cổ phiếu tốt, hướng dòng tiền vào các cổ phiếu có thị giá nhỏ, mang tính rủi ro cao. Như thế đâu có thể nói là "bảo vệ NĐT cá nhân tốt hơn" được?

Còn nếu vị "chuyên gia" nào mách nước cho anh vụ này, với dụng ý đẩy NĐT nhỏ lẻ ra khỏi cuộc chơi, hướng vào mua Chứng chỉ Quĩ, thì có lẽ họ chưa hiểu thị trường. Đa phần các NĐT cá nhân "thích" trực tiếp tham gia đầu tư hơn là ủy thác cho các Quĩ. Điều này đúng cả ở Mỹ. Nhất là các rào cản kỹ thuật đang có phần đi ngược với chủ trương của Chính phủ là lan tỏa kênh đầu tư chứng khoán, đưa số NĐT lên 5%.

UBCK vừa liên tiếp đưa ra những công văn về việc chuyển sàn "tạm thời" có tác động thế nào?

Thực sự khi đọc những thông tin về việc HNX có dung lượng lệnh lên đến 20-30 triệu/ phiên, chúng tôi có phần choáng ngợp. Ai là người phát triển hệ thống công nghệ hay vậy, có tầm nhìn cao vậy?

Tuy nhiên, việc chuyển một số mã sang HNX sẽ có những vấn đề gì?

Thứ nhất: ai sẽ chuyển? Hiện nay đang theo hướng vận động. Nhưng kể cả doanh nghiệp có tự nguyện chuyển, cũng phải mất thời gian để xin ý kiến ĐHĐCĐ, vì đây là vấn đề lớn. Thời gian cũng phải tính bằng tháng.

Thứ hai: nếu ít người tự nguyện, hoặc những mã tự nguyện chuyển lại có thanh khoản thấp, bản chất cũng chả giúp gì thay đổi "tắc đường" bên HSX, thì phải làm sao? Khi đó sẽ phải chỉ định.

Vậy sẽ "ép" ông nào đây? Đừng nói là ép mấy ông "lởm", có thanh khoản cao, vì mấy ông đó sẽ cãi "tôi đâu có lởm". Trên thế giới người ta Phân Bảng cho cổ phiếu. Tiêu chí cũng tùy thị trường, có thể theo vốn hóa, theo KQKD, theo thanh khoản / vốn, theo thị giá hoặc theo nhóm ngành. Đó là văn minh và tiến bộ, giúp NĐT phân loại ngay từ đầu. Cho nên nếu áp dụng việc "chỉ định" chuyển sàn, cũng coi như là Phân Bảng. Thế nhưng để làm được cũng mất 3 tháng.

Thứ ba: một vấn đề rất lớn là ảnh hưởng đến các bộ chỉ số. Rất nhiều Quĩ ETF đang traking chỉ với các cổ phiếu sàn HSX, tiêu chuẩn của họ không cho phép dùng cổ phiếu sàn khác. Rồi việc thêm vào, loại ra các cổ phiếu sẽ như thế nào. Chuyển sàn nghiễm nhiên là triệt tiêu khả năng add mới vào rổ chỉ số nào đó. Ngay cả cách tính chỉ số sàn HNX sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Liệu có chỉ số cho Bảng "ở nhờ" này không?

Có nên nâng bước giá hay không?

Trước đây sàn HSX áp dụng bước giá theo thị giá, dưới 10 ngàn, từ 10 ngàn đến 50 ngàn, từ 50 ngàn -100 ngàn và trên 100 ngàn. Nhưng từ khi đưa sản phẩm CW vào, bước giá về 10 ngàn đồng, chúng ta chưa hiểu rào cản ở đâu, nhưng tin rằng việc đưa bước giá trở lại như cũ, hoặc nâng lên cao hơn, đồng loạt là 100 ngàn đồng, có thể sẽ làm giảm "tắc đường".

Nên mời chuyên gia Thái Lan

Anh Trần Đắc Sinh vừa có phát biểu, nói rằng Hệ thống của HSX hiện này vẫn có thể gia tăng dung lượng lên gấp đôi. Để làm được điều này, cần xử lý khắc phục và nâng cấp. Nếu IT của Sở Hose chưa được chuyển giao, hay chưa thể làm được, sao không nghĩ giải pháp mời Chuyên gia Thái lan sang gấp. Kể cả thời gian cách ly, cũng sẽ không quá dài.

Là những NĐT, chúng tôi ai cũng mong muốn thị trường phát triển, hệ thống chạy thông suốt, mượt mà. Đó là "nồi cơm chung", tất cả đều chung tay bảo vệ. Nhưng không nên nóng vội, áp đặt. Giải pháp căn cơ, lâu dài, vẫn là nhanh chóng đưa hệ thống công nghệ phần mềm KRX sớm vào hoạt động. Trong lúc đó, nên áp dụng những giải pháp tạm thời, nhưng phải đảm bảo được 3 mục tiêu: nhanh chóng, hài hòa lợi ích và an toàn.

Những giải pháp nên làm đồng bộ nhiều giải pháp cùng lúc

Một là: mời gấp Chuyên gia Thái Lan.

Hai là: nâng lô theo thị giá. Dưới 10 ngàn đồng thì nâng lô 1000 cổ phiếu, dưới 50 ngàn đồng thì nâng lô 500 cổ phiếu, dưới 100 ngàn đồng thì nâng lô 200 cổ phiếu, trên 100 ngàn đồng giữ nguyên lô 100 cổ phiếu.

Nếu kỹ thuật không làm được, có thể nâng lô đồng loạt lên 200 cổ phiếu hoặc 300 cổ phiếu.

Ba là: nâng bước giá đồng loạt lên 100 cổ phiếu. Bốn là: tạo điều kiện chuyển sàn thật nhanh cho các DN có ý muốn chuyển, thậm chí nên chuyển ngay tức khắc toàn bộ nhóm dịch vụ CK sang HNX. Nhưng khi có hệ thống mới, phải cho họ chuyển lại dễ dàng.

Năm là: các CTCK được UBCK hỗ trợ tài chính để mua lại cổ phiếu lẻ với giá tham chiếu trong một ngày nhất định trong tháng.

Chúng ta có quyền đề xuất, có quyền hy vọng. Hãy chung tay để đưa TTCK Việt Nam sánh ngang tầm khu vực, vượt qua những con số quá tầm thường.

Nguyễn Hồng Điệp, CEO Công ty CP Tư vấn Đầu tư S-Talk

 

Phương pháp đầu tư khi thị trường chứng khoán rung lắc, tích lũy dưới mốc 1.200 điểm

Tôi vừa làm một khảo sát nhỏ liên quan đến hiệu quả đầu tư của thị trường chứng khoán (TTCK). Câu hỏi được đặt ra là "Bạn có tăng trưởng được NAV trên 2% trong tháng 2/2021 hay không". Kết quả là có 62% trà lời "Có", 38% trả lời "Không". Có kỳ lạ gì khi chỉ là mốc 2%, trong khi Vn-index tăng 10.6% trong tháng 2? Chúng ta cần thấm thía một điều, một đồng bạc "tạm kiếm được" trên TTCK là vô cùng quí giá. Tại sao lại gọi là "tạm", vì ngay cả con số nhỏ nhoi 2% đó cũng mới chỉ là tăng trưởng NAV, chưa chắc NĐT đã thu đủ khi chuyển hóa thành tiền.

Chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp nhận định về hiệu quả đầu tư của thị trường chứng khoán: nên có kênh đầu tư khác để so sánh

Trong mấy ngày Tết "trốn dịch", tôi có mặt ở một vùng biển khá bình yên, vắng lặng. Được thư giãn, nghỉ ngơi sau một năm nhiều thăng trầm. Tình cờ sáng nay có chat Face Book với một anh học ở Nga, trên tôi 3 năm. Anh ấy hiện đang công tác tại một viện khoa học, cũng theo dõi nhiều bài viết của tôi, chủ yếu về chứng khoán. Anh kể là cũng tham gia đầu tư chứng khoán được gần 3 năm nay, nhưng anh có vẻ hơi buồn vì chưa "ăn bằng lần".

Theo Kinh doanh và Tiêu dùng Link bài gốchttps://kinhdoanhtieudung.thuonggiaonline.vn/chung-khoan/giai-phap-nao-giup-hsx-thong-duong-415.html

Mới nhất

Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động để kích hoạt nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

6 Giờ trước

Hôm qua, ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng xuống 5,5% một năm. Quyết định giảm lãi suất có hiệu lực từ đầu tuần sau (ngày 3/4).

Dabaco (DBC) của đại gia Nguyễn Như So, lợi nhuận sụt giảm mạnh đến 99% chỉ còn 5 tỷ đồng sau kiểm toán đạt 1% kế hoạch năm

6 Giờ trước

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, DBC) vừa công bố BCTC kiểm toán 2022, đáng chú ý lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh, lãi ròng 2022 của DBC chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm tới 97% so với báo cáo tự lập là 150 tỷ đồng.

Các tổ chức nào là chủ của khoản nợ 10.000 tỷ đồng từ Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - Becamex (BCM)?

6 Giờ trước

Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM) phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô tráo phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.

Năm 2023, Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia kế hoạch lợi nhuận giảm sâu đến 66.7% chỉ còn 186 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:28

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào ngày 15/4 tại An Giang. Dự kiến công ty sẽ thông qua một số nội dung quan trọng như kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2023 cũng như miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT mới.

Năm 2023, Tập đoàn Gelex công bố kế hoạch lợi nhuận giảm đến 39% chỉ còn 1.272 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:16

Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Công ty trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng, tăng 16,1% so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm gần 39% còn 1.272 tỷ đồng.

ĐHCĐ Chứng khoán Bản Việt: dự định đổi tên công ty, đưa kế hoạch doanh thu đạt 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng giảm tương ứng 12,4% và 5,6% so với cùng kỳ

31/03/2023 lúc 09:18

Chiều ngày 30/3/2023, Chứng khoán Bản Việt (VCSC, VCI) đã tổ chức ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hoạt động đạt 3.246 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, giảm tương ứng 12,4% và 5,6%.

Nam Tân Uyên, Sonadezi Giang Điền, Khu công nghiệp Hiệp Phước… những tên tuổi trong nhóm có tỷ lệ nợ cao xấp xỉ 5 lần vốn chủ sở hữu

31/03/2023 lúc 08:40

Thống kê sơ bộ trên các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản có vốn hóa lớn trên 1.000 tỷ đồng tính đến 31/3, một số doanh nghiệp đã có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao và gần chạm ngưỡng 5 lần.

Lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) hé lộ khả năng sáp nhập thêm một ngân hàng khác

30/03/2023 lúc 10:56

Lãnh đạo cao cấp của MSB hé lộ thông tin ngân hàng này đang chuẩn bị phương án sáp nhập thêm một ngân hàng để trình Đại hội cổ đông thông qua vào ngày 21/4/2023.

Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh của đại gia Đức cá tầm nợ đến 4.600 tỷ đồng, gấp 16 lần vốn chủ sở hữu, lỗ 248,6 tỷ đồng

30/03/2023 lúc 10:36

CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh vừa công bố về tình hình tài chính năm 2022, theo đó cho biết công ty lỗ sau thuế gần 248,6 tỷ đồng, trong khi kỳ trước lãi gần 2,2 tỷ đồng.

QC mới

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ cập nhật vào 06:15:02 20/01/2022
Mã NT Tiền mặt Chuyển khoản Bán
AUD15,914.9616,075.7216,594.55
EUR25,086.6325,340.0426,492.89
GBP30,098.2130,402.2331,383.44
JPY192.29194.23203.55
SGD16,397.1416,562.7717,097.32
THB606.32673.69699.62
USD22,530.0022,560.0022,840.00
Nguồn: Vietcombank