
Theo đó, Golden Gate ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Công ty quyết định thời gian cụ thể triển khai việc chấm dứt hoạt động của từng chi nhánh.
Golden Gate được thành lập từ năm 2005, cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp vào năm 2008, hiện có vốn điều lệ hơn 77 tỷ đồng.
Giữa tháng 2 vừa qua, ban lãnh đạo Golden Gate đề xuất bổ sung 4 ngành nghề kinh doanh bao gồm: Hoạt động tư vấn quản lý; Bán lẻ nhiều loại mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi (minimarket); Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ tổng hợp khác qua website và ứng dụng điện thoại; Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này dự kiến đổi tên công ty từ CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng thành CTCP Tập đoàn Golden Gate; chốt phương án tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 65%, tương ứng 6.500 đồng/cổ phiếu, dự kiến thực hiện vào quý II/2023.
Vốn là ông lớn trong ngành F&B với nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng như Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Gogi House… việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cửa hàng tiện lợi cho thấy tham vọng của Golden Gate trong việc vực lại hoạt động kinh doanh sau 2 năm đại dịch.
Ngoài ra, công ty đang tìm kiếm thêm cơ hội ở một số lĩnh vực khác như mảng giao hàng (delivery) đã được manh nha trong mùa dịch hay lĩnh vực đồ uống – giải khát.
Golden Gate cũng được cho là đang nằm trong giai đoạn tái cấu trúc sau khi đón 3 nhà đầu tư mới vào tháng 3/2022 là Seletar Investments Pte Ltd (một quỹ đầu tư có quan hệ mật thiết với Temasek Holdings), Seatown Private Capital Master Fund và Periwinkle Pte. Ltd.
LÊ TRÍ

Nâng chỉ tiêu kinh doanh lên đến 7.002 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ, ông chủ Golden Gate chi tiếp 493 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn
CTCP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate: GGG) vừa công bố mua lại toàn bộ lô trái phiếu trị giá 493,7 tỷ đồng trước hạn. Được biết, lô trái phiếu này phát hành ngày 6/9/2021, kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định 11,5%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo.