0988 355 606 lienhe@businessforum.vn Fanpage Facebook
StarNewCity

'Khơi dòng' nợ xấu bằng Nghị quyết 42: Vẫn còn nhiều điểm nghẽn

Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế. Chính phủ cũng mong muốn Quốc hội yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện.

Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Chính phủ gửi lên Quốc hội mới đây đã chỉ ra 11 khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42.

Thứ nhất là khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác triển khai, hướng dẫn từ các bộ, ngành và địa phương.

Báo cáo cho biết khi triển khai thực tế, các cấp chính quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, xem đây là lĩnh vực riêng của ngành ngân hàng nên còn vướng mắc trong phối hợp xử lý. Đặc biệt, công tác thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ) còn nhiều khó khăn, bất cập do các cấp cơ sở chưa được tập huấn về Nghị quyết số 42.

Ngoài ra, trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, việc thừa kế nghĩa vụ trả nợ giữa pháp nhân mới thành lập và pháp nhân cũ chưa được đồng bộ, một số trường hợp cá biệt pháp nhân mới không thừa nhận nghĩa vụ thanh toán nợ (đã là nợ xấu) của pháp nhân cũ dẫn đến tranh chấp kéo dài tại tòa án.

Thứ hai, việc phát triển thị trường mua, bán nợ hiện vẫn còn gặp một số khó khăn.

Cụ thể, việc mua bán nợ xấu chủ yếu diễn ra giữa tổ chức tín dụng (TCTD) và 2 đơn vị mua nợ chính là VAMC và DATC, thiếu những nhà đầu tư khác trong nước và nước ngoài. Nguyên nhân do là do điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ khá phức tạp, yêu cầu về vốn cao; cùng với đó, Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ chưa quy định rõ đầu mối tạo lập, phát triển thị trường giao dịch mua bán nợ; thêm vào đó, đội ngũ môi giới mua, bán nợ chuyên nghiệp còn thiếu.

Số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án hiện nay còn rất hạn chế.

Số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án hiện nay còn rất hạn chế.

Thiếu thị trường thứ cấp và phái sinh đối với các khoản nợ cũng là một rào cản, dẫn đến thanh khoản của các khoản nợ rất thấp, làm giảm mức độ hấp dẫn của các khoản nợ đã mua.

Thứ ba, cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ còn nhiều vướng mắc, dù đã được quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 42.

Hiện tòa án, cơ quan thi hành án dân sự (THADS) không có hệ thống dữ liệu cho phép các TCTD trích xuất, tra cứu thông tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết. Đồng thời, cũng chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định sớm hữu hiệu trong quá trình thẩm định để xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết số 42.

Thứ tư, việc thu giữ TSBĐ hiện nay vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (đặc biệt trong trường hợp khách hàng không hợp tác, cố ý chây ỳ trong việc bàn giao TSBĐ). Đồng thời, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan tại địa phương trong một số trường hợp chưa kịp thời (như xác minh thông tin khách hàng, hỗ trợ thu giữ TSBĐ)… cũng làm ảnh hưởng đến công tác xử lý thu hồi nợ xấu.

Thứ năm, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án hiện nay còn rất hạn chế, điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu nói chung. Theo số liệu do các TCTD báo cáo, một số TCTD đã áp dụng hình thức rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ và đang được tòa án các cấp xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Nguyên nhân là do nhiều trường hợp, bên có nghĩa vụ trả nợ/chủ tài sản/bên bảo đảm không hợp tác, chống đối, rất dễ dẫn đến cố tình tạo ra các tình tiết mới làm cho vụ án không còn bảo đảm điều kiện thực hiện thủ tục rút gọn, khiến vụ án được đưa về thủ tục tố tụng thông thường.

Thứ sáu, để đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là TSBĐ của khoản nợ xấu, các văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu TCTD/tổ chức mua bán nợ phải cung cấp văn bản về việc bàn giao tài sản thế chấp hoặc văn bản về việc bàn giao tài sản mua bán nợ (đối với tổ chức mua bán nợ). Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình xử lý nợ xấu, hầu hết các chủ tài sản đều chống đối, không hợp tác nên các TCTD/tổ chức mua bán nợ không thể lập được văn bản bàn giao tài sản thế chấp/văn bản về việc bàn giao tài sản mua bán nợ mà phải tiến hành thu giữ và lập Biên bản thu giữ TSBĐ có sự chứng kiến của UBND cấp xã nơi tiến hành thu giữ.

Do đó, TCTD/tổ chức mua bán nợ đề xuất sử dụng biên bản thu giữ thay cho văn bản về việc bàn giao tài sản thế chấp/văn bản về việc bàn giao tài sản mua bán nợ, tuy nhiên không được văn phòng đăng ký đất đai chấp thuận. Từ đó dẫn đến các bên liên quan không thực hiện được việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản cho bên mua tài sản.

Thứ bảy, mặc dù Nghị quyết số 42 quy định điều kiện chuyển nhượng TSBĐ của khoản nợ xấu là dự án bất động sản không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận, tuy nhiên trên thực tế, việc chuyển nhượng các dự án chưa có Giấy chứng nhận vẫn gặp phải khó khăn khi tiến hành các thủ tục chuyển nhượng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài VAMC và DATC, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài không mấy mặn mà với thị trường mua bán nợ.

Ngoài VAMC và DATC, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài không mấy mặn mà với thị trường mua bán nợ.

Thứ tám, việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và việc nộp thuế khi chuyển nhượng TSBĐ gặp khó khăn do chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ chín, việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng bởi hiện nay quy định pháp luật chưa rõ ràng.

Thứ mười, công tác phối hợp trong hoạt động THADS chưa thật sự hiệu quả, việc kê biên, bán đấu giá, cưỡng chế bàn giao tài sản cho người mua đấu giá thành công còn chậm, nhiều vụ việc kéo dài. Nhiều vụ việc thi hành án còn tồn đọng thời gian dài, phát sinh nhiều chi phí cho đơn vị xử lý nợ.

Thứ mười một, việc giới hạn phạm vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng là một rào cản.

Khi xử lý tranh chấp đến giai đoạn cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản, hầu hết các bên không thỏa thuận được về giá TSBĐ cũng như kết quả thẩm định giá. Khi đó, chấp hành viên sẽ ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên nhằm hạn chế phát sinh chi phí của ngân hàng và các bên đương sự.

Tuy nhiên, việc giới hạn tổ chức thẩm định giá phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố đã làm hạn chế cơ hội lựa chọn được tổ chức định giá có đủ uy tín, năng lực để thực hiện định giá tài sản. Nhiều địa phương còn thiếu tổ chức thẩm định giá hoặc năng lực của tổ chức thẩm định giá còn yếu, dẫn đến chất lượng thẩm định giá chưa cao. Thậm chí có khả năng xảy ra tình trạng thiếu minh bạch, câu kết giữa chấp hành viên – thẩm định giá viên – đấu giá viên; điều này có thể gây thiệt hại cho TCTD với việc định giá quá thấp để tẩu tán tài sản, định giá quá cao nên không thể xử lý được tài sản, dẫn đến tình trạng xử lý kéo dài, gây lãng phí do tài sản xuống cấp, chi phí bảo quản, kho bãi tăng cao.

Để khắc phục các khó khăn, vướng mắc, thay mặt Chính phủ, Thống đốc Lê Minh Hưng kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước. Cùng với đó, xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế.

Về thực hiện nhiệm vụ giám sát, Thống đốc kiến nghị Quốc hội tiếp tục thực hiện quyền giám sát tối cao đối với quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 42 của Chính phủ, các địa phương, các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội; thêm vào đó, chỉ đạo các Đoàn Đại biểu Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42 tại địa phương.

Đặc biệt, Thống đốc mong muốn Quốc hội yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP.

Đồng thời, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42.

Ngoài ra, phối hợp với cơ quan THADS sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các TCTD được tra cứu trích xuất.

Sacombank lãi trước thuế 9 tháng đầu năm hơn 2.300 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch cả năm

Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2020 của Sacombank đạt 2.325 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù lợi nhuận sụt giảm nhưng ngân hàng cũng đã hoàn thành được hơn 90% kế hoạch cả năm.

Trả nợ ngân hàng Trung Quốc thay Đạm Ninh Bình, Vinachem phát sinh nợ khó đòi hơn 10.500 tỷ đồng

Được Vinachem cho vay 10.560 tỷ đồng trả nợ ngân hàng Trung Quốc - China Eximbank, tuy nhiên Đạm Ninh Bình không thanh toán đúng hạn cho Vinachem khoản nợ này.

Theo VietnamFinance Link bài gốchttps://vietnamfinance.vn/khoi-dong-no-xau-bang-nghi-quyet-42-van-con-nhieu-diem-nghen-20180504224245168.htm

Mới nhất

2 tháng đầu năm, FPT lợi nhuận 1.312 tỷ đồng tăng 19% so với cùng kỳ

24/03/2023 lúc 10:34

CTCP Tập đoàn FPT (HOSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023 với doanh thu đạt 7.295 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 1.312 tỷ đồng, tăng 19%; lợi nhuận sau thuế tăng 17% lên 1.114 tỷ đồng.

Moody’s cập nhật xếp hạng tín nhiệm của Techcombank

24/03/2023 lúc 10:07

Ngày 22.3.2023, tổ chức Moody’s đã cập nhật xếp hạng của Techcombank là Ba3, trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường Việt Nam.

Hiện hữu không gian sống thượng lưu chỉ có tại Sunshine Golden River

24/03/2023 lúc 09:49

Là dự án duy nhất tại Tây Hồ Tây sở hữu vườn ban công diện tích lớn tầm nhìn hướng sông Hồng, Sunshine Golden River hiện hữu qua 5 giá trị vàng của bất động sản hàng hiệu: Đắc - Đẹp - Độc - Đắt - Đẳng cấp.

Máy bay, tàu lửa tăng giá, tăng chuyển dịp lễ 30/4 và 1/5

24/03/2023 lúc 08:31

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 5 ngày khiến ngành hàng không và các phương tiện vận chuyển tăng giá. Hiện giá vé máy bay đã tăng cao so với ngày thường.

Phát triển Đô thị Hưng Yên, doanh nghiệp thành lập chưa đủ 1 năm, vừa phát hành 2 lô trái phiếu 7.200 tỷ đồng lãi suất 0%

23/03/2023 lúc 08:44

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên vừa công bố phát hành 2 lô trái phiếu với quy mô lên đến 7.200 tỷ đồng với lãi suất 0% đã thu hút sự chú ý đặc biệt của giới đầu tư.

Eurowindow xin điều chỉnh quy hoạch dự án có quy mô 175,9ha với tổng mức đầu tư gần 13.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

23/03/2023 lúc 08:17

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi các sở ban ngành và các đơn vị liên quan về việc giao giải quyết đề nghị của Công ty TNHH Đầu tư BĐS Eurowindow Light City về việc triển khai dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa.

Sunshine City, biểu tượng của nhịp sống thượng lưu giữa lòng Thủ đô

22/03/2023 lúc 10:58

Sở hữu căn hộ tại Sunshine City chính là tận hưởng cuộc sống trong khu đô thị hiện đại, đẳng cấp với công nghệ 4.0 nhưng vẫn chan hòa cùng thiên nhiên mà lại không hề bỏ lỡ nhịp sống thời thượng giữa Hà Thành.

Tập đoàn bất động sản BIM Land đang có khoản vay trái phiếu 4.600 tỷ đồng tại Credit Suisse

22/03/2023 lúc 10:28

Mới đây, thông tin UBS đạt được thỏa thuận mua lại Credit Suisse đã phần nào giải tỏa áp lực của giới tài chính khi một vụ sụp đổ ngân hàng không xảy ra. Tuy nhiên, thông tin trước mắt về việc số trái phiếu cấp 1 bổ sung AT1 trị giá khoảng 17 tỷ USD sẽ thành giấy vụn khiến không ít các nhà đầu tư hoang mang.

Công ty chứng khoán MB (MBS) nhận định: Nên đầu tư vào cổ phiếu KSB, giá mục tiêu là 35.400 đồng/cp

22/03/2023 lúc 09:09

Theo đánh giá của MBS, cổ phiếu KSB của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương có 3 lợi thế để nhà đầu tư nên quan tâm là: Hưởng lợi từ chính sách đầu tư công, có vị thế hàng đầu trong ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và có sự đóng góp của mảng bất động sản khu công nghiệp.