Các tổ chức nào là chủ của khoản nợ 10.000 tỷ đồng từ Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - Becamex (BCM)?

Admin

Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM) phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô trái phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.

Ngày 27/3/2023, Becamex công bố thông tin về kế hoạch mua lại trái phiếu riêng lẻ. Theo đó Becamex dự kiến mua lại khối lượng 300 tỷ đồng của lô trái phiếu BM1908800001. Thời gian mua lại dự kiến ngay ngày 29/3/2023.

Becamex tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đến 31/12/2022 hơn 22.600 tỷ đồng, trong đó có cả nợ trái phiếu và nợ tiền.

Cụ thể, lô trái phiếu BM1908800001 phát hành ngày 29/3/2019 kỳ hạn 5 năm đáo hạn vào 29/3/2024. Theo điều kiện phát hành, tổ chức phát hành định kỳ mua lại lô trái phiếu này với trị giá tối thiểu 300 tỷ đồng mỗi năm sau 1 năm kể từ ngày phát hành.

Trước đó công ty đã mua lại 900 tỷ đồng lô trái phiếu này, số còn lưu hành trị giá 600 tỷ đồng. Nếu mua xong đợt này, lô trái phiếu BM1908800001 còn lưu hành 300 tỷ đồng.

Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do becamex phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô trái phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.

Trong số đó, phần lớn các lô trái phiếu do Chứng khoán Navibank, Chứng khoán SmartInvest và Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BSC) là đơn vị thu xếp phát hành.

Trong số các lô trái phiếu của Becamex, có thể thấy trong quý II/2023 Becamex có 2 lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng đến kỳ đáo hạn, chưa kể 300 tỷ đồng lô trái phiếu BM1908800001 phải mua lại theo định kỳ kể trên.

Từ quý I đến quý III/2024 – Becamex có thêm 2.600 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Năm 2025 có 2.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn và số còn lại 4.500 tỷ đồng đến hạn trả vào 2026.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 ghi nhận đến 31/12/2022 tổng nợ phải trả của Becamex là 30.681 tỷ đồng giảm được 1.220 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn 18.964 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 11.700 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến 31/12/2022 hơn 4.950 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 10.900 tỷ đồng.

Như vậy tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đến 31/12/2022 hơn 22.600 tỷ đồng, trong đó có cả nợ trái phiếu và nợ tiền.

Trong số đó, khoản vay ngắn hạn là 4.950 tỷ đồng, có hơn 1.200 tỷ đồng là nợ trái phiếu thường đến hạn trả. Các chủ nợ của khoản trái phiếu đến hạn này gồm: Ngân hàng TMCP Quân đội, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm quân đội.

Các khoản vay dài hạn của Becamex, trong đó có 1.973 tỷ đồng là vay nợ tài chính dài hạn. ACB là chủ nợ dài hạn lớn nhất với 1.149 tỷ đồng. Nhiều thứ 2 là Ngân hàng China Construction Bank với 750 tỷ đồng.

Các khoản vay trái phiếu dài hạn hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó Chứng khoán Navibank là chủ nợ lớn nhất với tổng cộng 3.220 tỷ đồng. Chứng khoán SmartInvest, Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Ngân hàng TMCP Quân đội MB cũng là những chủ nợ lớn đang ôm trái phiếu.

Nếu xét về nợ tiền, chủ nợ lớn nhất của Becamex hiện tại là BIDV với hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là nợ ngắn hạn hơn 2.600 tỷ đồng.

Các  chủ nợ của Tập đoàn Becamex về trái phiếu.

Sau BIDV thì Ngân hàng Á Châu (ACB) là chủ nợ lớn thứ 2 với 1.149 tỷ đồng vay dài hạn. Ngoài ra còn có khoản nợ Tổng công ty Bảo hiểm quân đội MIG hơn 500 tỷ đồng và nợ Chứng khoán BSC gần 400 tỷ đồng, nợ Ngân hàng MB gần 300 tỷ đồng, ngân hàng China Construction 750 tỷ đồng ngắn hạn.

Nói về nợ trái phiếu, chủ nợ lớn nhất đang là Chứng khoán Navibank với những lô trái phiếu tổng giá trị hơn 3.220 tỷ đồng; chủ nợ lớn thứ 2 là Bảo hiểm Nhân thọ Prudential 1.250 tỷ đồng. Chủ nợ lớn thứ 3 là Chứng khoán SmartInvest với hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngân hàng BIDV không chỉ là chủ nợ lớn nhất về tiền mặt với 2.700 tỷ đồng nợ ngắn hạn, mà còn là chủ nợ của những lô trái phiếu tổng giá trị 960 tỷ đồng.

AN NHIÊN