Trần Dương

Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan và khối tài sản tỷ USD tại những khu đất kim cương ở Sài Gòn

Admin

Nếu tìm kiếm thông tin liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gần như là điều không thể thực hiện. Tuy nhiên, những tài sản mà tập đoàn này sở hữu ở những vị trí được gọi là “kim cương” tại Sài Gòn. Vậy khối tài sản tỷ USD của nữ đại gia Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

5 dự án tại đại lộ Nguyễn Huệ và tổng mức đầu tư hàng tỷ USD

Tuy chỉ có chiều dài hơn 1 km nhưng đại lộ Nguyễn Huệ được tính từ tòa nhà UBND TP.HCM đến Bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí kim cương trong ngành bất động sản. Tại đây, Vạn Thịnh Phát có đến 5 dự án, chiếm 1/3 trong tổng số dự án của con đường này.

VTP thâu tóm Vincom A vào tháng 6/2013 và đổi tên thành Union Square với số tiền lên đến 10 ngàn tỷ đồng.

Trên trang chủ của tập đoàn, Vạn Thịnh Phát công khai danh tính các dự án gồm: Trung tâm dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát tại số 8 Nguyễn Huệ, quận 1; tòa nhà phức hợp Times Square tọa lạc tại số 22-36 Nguyễn Huệ và một mặt tiền của số 59-67F Đồng Khởi nơi phát triển thành khách sạn 6 sao mang tên The Reverie Saigon; nhà hàng Amigo tại 55-57 Nguyễn Huệ; nhà hàng Central tại số 115 Nguyễn Huệ nằm trong tòa nhà nổi tiếng Sunwah.

Cụ thể, Times Square được có tổng mức đầu tư là 2.825 tỷ đồng (không bao gồm chi phí đóng tiền sử dụng đất). Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng lên đến 4.680 tỷ đồng.

Một dự án khác gây nhiều đồn đoán và là cú sốc với giới đầu tư bất động sản chính là Trung tâm thương mại nổi tiếng Vicom A của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Nhìn qua thông tin sơ lược thì dự án này không liên quan đến Vạn Thịnh Phát nhưng giới đầu tư đều biết dự án này được VTP thâu tóm vào 6/2013 và đổi tên thành Union Square với số tiền lên đến 10 ngàn tỷ đồng. Theo thông tin chúng tôi có được, nguồn tiền để mua dự án này được thông qua bởi nhóm cổ đông của ngân hàng Sài Gòn (SCB) và tập đoàn VIPD (một thành viên của VTP).

Union Square nằm ngay đầu tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, giáp 4 mặt tiền đường và gần kề với trụ sở UBND TP.HCM. Sau khi Vạn Thịnh Phát thâu tóm, từ một trung tâm sầm uất bậc nhất thành phố, tòa nhà này đang đóng cửa sửa chữa.

Hiện tại, Vạn Thịnh Phát đang điều chỉnh thiết kế, muốn biến Union Square thành khách sạn 6 sao. Ban đầu, dự kiến khách sạn sẽ hoạt động vào cuối năm 2016, nhưng do mất thời gian điều chỉnh lại quy hoạch nên vẫn chưa có thời điểm khai trương.

Tứ giác vàng Amigo 1,31 ha tại trung tâm quận 1

Năm 2016, Hội đồng Nhân dân TP HCM vừa thông qua Nghị quyết số 105 về danh mục 8 dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn trong năm 2016. Có 3 khu đất nằm tại quận 1 trong danh sách dự kiến thu hồi đất năm 2016.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xin chủ trương UBND TP HCM về việc đầu tư dự án khu tứ giác vàng với công trình xây cao tối đa 40 tầng tên gọi là Amigo.

Trong đó, khu đất tứ giác vàng Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế có diện tích 1,31ha sẽ được đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu cho liên doanh nhà đầu tư là Công ty Larkhall Holding và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát.

Trước đó, giữa tháng 5/2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã có văn bản xin chủ trương UBND TP HCM về việc đầu tư dự án khu tứ giác vàng nói trên với công trình xây cao tối đa 40 tầng tên gọi là Amigo.

Ái nữ Chu Duyệt Phấn và căn biệt thự có giá 35 triệu USD

Vào năm 2016, con gái Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là Chu Duyệt Phấn đã chi 35 triệu USD (khoảng 750 tỷ đồng) mua căn biệt thự cổ 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP HCM). Đây là căn biệt thự cổ được thiết kể theo kiến trúc Pháp có diện tích gần 3.000 m2.

Chu Duyệt Phấn đã chi 35 triệu USD (khoảng 750 tỷ đồng) mua căn biệt thự cổ 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP HCM).

5 năm trôi qua, căn biệt thự gần như không có thay đổi về kiến trúc hay được sử dụng vào mục đích gì. Sự thay đổi dễ nhận biết nhất khi nhìn từ ngoài vào là một phần nhỏ khu phụ của biệt thự đã được cải tạo làm quán cà phê, kiot bán hàng. Nay, các cửa hàng đều đóng cửa then cài hoặc bỏ hoang.

Vạn Thịnh Phát chi tiền mua lại Thuận Kiều Plaza “chết đứng” gần 20 năm

Tòa nhà nay được Công ty CP đầu tư An Đông - thành viên của Vạn Thịnh Phát mua lại vào năm 2015. Khi đó, có thông tin Vạn Thịnh Phát chỉ lấy đất, đập lại xây mới nhưng đến nay chủ đầu tư mới chỉ "đổi áo" 3 tòa tháp từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, sửa chữa lại phần trung tâm thương mại bên dưới. Cái tên Thuận Kiều Plaza cũng đã biến mất khi tòa nhà này được đặt tên mới là The Garden Mall.

Thuận Kiều Plaza được Công ty CP đầu tư An Đông - thành viên của Vạn Thịnh Phát mua lại vào năm 2015.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết dự án đã được cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo từ tầng 1 đến tầng 3 vào ngày 22/6/2016. Cụ thể là lùi mặt ngoài vào 3 m từ phía đường Hồng Bàng để tạo độ thông thoáng và trồng hoa cảnh, cây xanh.

Trong báo cáo của Sở Xây dựng, việc lùi mặt dựng bên ngoài này làm cho phần diện tích thương mại giảm từ hơn 12.000 m2 xuống còn 10.800 m2. Chủ đầu tư cũng xin lắp đặt thêm ba thang máy và năm thang bộ bên trong khối đế của tòa nhà (phần trung tâm thương mại). Riêng phần căn hộ cũng chưa có kế hoạch thiết kế lại hay mở bán.

Dự án “mũi đèn đỏ” Saigon Peninsula 6 tỷ USD

Vào tháng 8/2016, một đối tác của Sài Gòn Peninsula là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã công bố việc ký kết với các nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển siêu dự án này (thường gọi là Mũi Đèn Đỏ). Khu đất quy hoạch thuộc phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM, có phía Đông và Nam giáp sông Nhà Bè, phía Tây giáp đường Đào Trí hiện hữu, phía Bắc giáp sông Sài Gòn và rạch Bà Bướm.

Dự án Saigon Peninsula có tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ USD.

Các nhà đầu tư mong muốn sẽ biến dự án thành nơi hội tụ của những nét kiến trúc độc đáo mang tầm cỡ quốc tế và là “lá phổi xanh” hòa quyện vào không gian sông nước sinh thái lý tưởng với vị trí đặc biệt của dự án ngay ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè. Dự án Saigon Peninsula có tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ USD.

Do vướng nhiều thủ tục pháp lý hiện tại dự án đang bị chậm triển khai. Theo thông tin mới nhất vào tháng 03 năm 2020, Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật. Đây là dự án đầu tư siêu đô thị kết hợp với đầu tư công viên quy mô lớn tại TP.HCM nhưng vướng thủ tục đầu tư trong nhiều năm qua.

Minh Trí