Báo cáo kinh tế- xã hội tháng 10 và 10 tháng vừa được Tổng cục Thống kê công bố nhận định nhiều địa phương nới lỏng giãn cách giúp hoạt động lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.

Nhóm thực phẩm và dịch vụ ăn uống có mức giảm cao nhất, làm CPI chung giảm 0,43 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm; nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm.
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm khi thời tiết sang thu và giá thuê nhà tiếp tục xuống thấp nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19 là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 1,67% so với tháng 12/2020.
Tính chung 10 tháng qua, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Trong mức giảm 0,2% của CPI tháng 10 so với tháng 9 có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 8 nhóm hàng có chỉ số giá tăng. Đáng chú ý, nhóm thực phẩm và dịch vụ ăn uống có mức giảm cao nhất, làm CPI chung giảm 0,43 điểm phần trăm, do nguồn cung dồi dào.
AN NHIÊN

Thủ tướng chỉ đạo gấp về khôi phục sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp thống nhất với UBND tỉnh, thành phố phương án sản xuất, đi lại, ăn ở của người lao động khi khôi phục sản xuất trong bối cảnh thích ứng với Covid-19.

GDP quý III giảm 6,17%, mức giảm sâu nhất kể từ khi Tổng cục Thống kê công bố GDP
Đây là lần đầu tiên từ năm 2000, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.