
Đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông đã phục vụ khoảng 7,3 triệu lượt khách, trong đó hơn 10.000 người.
Cụ thể, theo Quyết định vừa được Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký, phần vốn tăng thêm cho thực hiện dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được lấy từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương 2021-2025. Số vốn này gồm hơn 223 tỷ đồng vốn trong nước và gần 688 tỷ đồng vốn nước ngoài.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải giao vốn cho các đơn vị theo đúng quy định. Bộ này cần báo cáo việc giao vốn về Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính trong nửa đầu tháng 1/2023.
Các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tính chính xác nội dung, số liệu báo cáo.
Được biết, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Đây là một trong 5 tuyến đường sắt đô thị đội vốn trên toàn quốc.
Cuối năm 2021, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại. Số liệu thống kê cuối tháng 11 năm nay, đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông đã phục vụ khoảng 7,3 triệu lượt khách, trong đó hơn 10.000 người dùng vé tháng sau hơn một năm vận hành chính thức.
AN NHIÊN

Đồng Nai: Khởi công đoạn đầu tiên của dự án Vành đai 3 có tổng mức đầu tư 6.955 tỷ đồng
Sáng 24/9, tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã khởi công Dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc đường Vành đai 3, TP.HCM giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 6.955 tỷ đồng.

Giao thẩm định dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú gần 8.500 tỷ đồng theo phương thức PPP
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP.