Diễn đàn diễn ra tại Hà Nội sáng 23/12, với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ số.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể đi ra thế giới. Và không Make in Viet Nam thì Việt Nam cũng không thể tự cường, không thể hùng cường thịnh vượng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn Make in Viet Nam thì phải làm chủ công nghệ
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một năm trước, tại Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất, sự ra đời của chương trình Make in Viet Nam, của tinh thần Make in Viet Nam là thể hiện khát vọng và tự hào Việt Nam. Chỉ thị đầu tiên năm 2020, chỉ thị 01 của Thủ tướng là Chỉ thị về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, mục tiêu 100 ngàn doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể đạt được vào năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Make in Viet Nam là một khẩu hiệu hành động, thúc giục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam. Theo đó, thay vì làm gia công, lắp ráp thì làm sản phẩm. Giải bài toán Việt Nam và từ cái nôi Việt Nam sẽ đi ra toàn cầu.
"Nếu không làm chủ công nghệ, nếu không Make in Viet Nam thì chúng ta đã không làm được như vậy. Phản ứng nhanh là yếu tố sống còn trong thời đại rất khó dự đoán này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Năm 2020 là Việt Nam trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Rất ít người, kể cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam có thể làm được việc này.
"Công nghệ không phải điều gì cao siêu. Nó là kết quả của lao động sáng tạo. Kích hoạt sự lao động sáng tạo này là một khát vọng lớn. Một khát vọng lớn đến không tưởng và một sự quyết tâm bền bỉ sẽ dẫn chúng ta đến những cách tiếp cận đột phá để biến việc khó thành việc dễ. Một sứ mệnh lớn lao sẽ giúp chúng ta tiếp cận được năng lượng của Trời Đất để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Sứ mệnh Make in Viet Nam sẽ tạo ra năng lượng vô hạn", ông Hùng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chúc mừng diễn đàn. Trong thư, Thủ tướng đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số với hơn 60.000 doanh nghiệp là một động lực quan trọng, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Trong một năm đầy thách thức như 2020, doanh nghiệp công nghệ số đã phần nào thể hiện vai trò, cùng với những cánh chim đầu đàn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh của Việt Nam.
KIM ĐIỀN

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng lập quỹ giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế VinFuture, giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới
Để đảm bảo hoạt động vận hành và trao giải VinFuture, nhà sáng lập cam kết tài trợ số tiền ban đầu 2.000 tỉ đồng và sẽ được tiếp tục bổ sung trong tương lai để đảm bảo việc hoạt động lâu dài cho quỹ.

CEO kỳ lân thứ hai của Việt Nam VNPay: Không có thành công nào không phải trả giá, chính công nghệ xử lý dữ liệu lớn giúp chúng tôi thành công
Theo báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020 của Google, công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay) là một trong 12 kỳ lân của khu vực Đông Nam Á. Như vậy, sau VNG, Việt Nam đã có startup thứ hai được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.