0988 355 606 lienhe@businessforum.vn Fanpage Facebook
StarNewCity

TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Rối với... siết hay không siết tín dụng bất động sản

“Hết room cho vay" là câu trả lời của không ít nhà băng với khách hàng vay mua bất động sản thời gian qua.

Trong tuần này, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đã chính thức khẳng định ngành ngân hàng không “khóa, siết” mà kiểm soát rủi ro tín dụng bất động sản có tính chất đầu cơ, khuyến khích cho vay với nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: "Tôi chưa bao giờ nói khóa hay siết tín dụng bất động sản!". Ảnh minh họa

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: "Tôi chưa bao giờ nói khóa hay siết tín dụng bất động sản!". Ảnh minh họa

Vay mua bất động sản, ngân hàng báo “hết room”

Khẳng định của Phó Thống đốc vừa được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ mới đã cho thấy chủ trương rõ ràng của NHNN đối với việc kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao của bất động sản, trái phiếu, chứng khoán.

Tuy nhiên, nếu như NHNN chỉ khuyến khích cho vay với nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo, không “khóa” hay “siết” tín dụng bất động sản có tính chất đầu cơ, thì chủ trương này vẫn khiến không ít người “méo mặt”.

Chị Xuân Anh, một cán bộ công chức cho biết trong 2 tuần trước, chị đã phải bỏ cọc một hợp đồng cọc vay mua căn nhà thứ hai. Đây là căn nhà chị thế chấp tài sản đảm bảo là căn nhà thứ nhất, với mong muốn vay mua để dành cho con về sau. Trong thời gian con cái chưa lớn để được chuyển nhượng thừa kế, chị Xuân Anh cho biết hai vợ chồng cũng lên kế hoạch cho thuê có “đồng vào đồng ra” để góp vào trả nợ.

“Hợp đồng của tôi rất “sạch”, không có nợ xấu ngân hàng treo trên CIC, thu nhập đảm bảo trả nợ, khoản vay có tài sản đảm bảo thế chấp và kế hoạch trả nợ rõ ràng, sản phẩm mua của chủ đầu tư uy tín, pháp lý hoàn thiện… Nhân viên tư vấn tiếp nhận hồ sơ tín dụng vì vậy cũng rất yên tâm và tin tưởng tôi sẽ được sớm giải ngân. Đùng một cái, hồ sơ chuyển lên hội sở để thẩm định, “Sếp lớn” phê duyệt một câu: Hết room cho vay bất động sản. Vì tin hồ sơ sẽ được duyệt nên nhận kết quả, tôi... chết đứng. Hạn nộp tiền đã đến lại không vay được, đành chấp nhận mất cọc”, chị Xuân Anh cho biết.

“Hết room cho vay" là câu trả lời của không ít nhà băng với khách hàng vay mua bất động sản thời gian qua. Một vị Tổng Giám đốc ngân hàng có hội sở phía Nam khi trao đổi với DĐDN, cho biết: Không chỉ là vấn đề giới hạn room với bất động sản mà thực tế ở nhiều lĩnh vực, do tăng trưởng tín dụng tích cực và nhu cầu vay vốn tăng cao thời gian, nên chúng tôi đã hết room tín dụng được cấp nói chung.

“Nói thật là với những khách hàng thân thiết, vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, hạn mức vay không cao thì ngân hàng vẫn có thể linh hoạt phê duyệt cho vay, nhưng với vay mua thêm bất động sản đầu tư thì rất khó linh hoạt, ngân hàng cũng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN bao gồm cả việc giảm dư nợ bất động sản”, ông này nói thêm.

Theo thống kê của NHNN, dư nợ cho vay bất động sản của hệ thống hiện chiếm 19% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, đã giảm nhiều so với cuối năm 2021. Tuy nhiên đó là con số thống kê của các ngân hàng. Trên thực tế tỷ lệ đó có thể cao hơn vì không ít khoản cho vay bất động sản được ẩn sau các khoản cho vay tiêu dùng, thậm chí cho vay sản xuất mà ngân hàng không kiểm soát được.

Tín dụng bất động sản, có thể đối xử “công bằng”?

Mặc dù cũng theo thống kê, các khoản cho vay cơ bản đều có tài sản đảm bảo, song như vậy cũng vẫn tiềm ẩn rủi ro cao khi tác động thanh khoản của thị trường, dòng tiền của doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh thị trường trái phiếu đang hẹp cửa huy động và nhiều doanh nghiệp đã phải dồn tiền mua lại trái phiếu trước hạn thay cho phát hành mới đáo hạn cũ như trước đây…

Chủ đầu tư và nhà đầu tư phân khúc cao cấp "bỗng dưng muốn khóc" vì không còn dễ dàng tiếp cận tín dụng (ảnh minh họa)

Chủ đầu tư và nhà đầu tư phân khúc cao cấp "bỗng dưng muốn khóc" vì không còn dễ dàng tiếp cận tín dụng (ảnh minh họa)

Ở phía người mua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, việc xác định giữa ranh giới đầu tư và đầu cơ để không rộng cửa tín dụng bất động sản, có thể gây ra những hệ lụy rất khó kiểm soát. Ảnh hưởng đầu tiên sẽ là người thực sự có nhu cầu sở hữu bất động sản. “Dù để ở hay đầu tư, đây vẫn là nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt trong điều kiện tỷ lệ sở hữu nhà của người dân Việt Nam còn rất thấp, nhu cầu về nhà ở hiện tại và tương lai rất lớn, ông Châu nhấn mạnh.

Nhìn ở góc độ kiểm soát tín dụng một cách quá chặt với các lĩnh vực cao cấp, nghỉ dưỡng, TS Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia Kinh tế nhận định: Không nên xem trên phân khúc, sản phẩm mà Nhà nước nên đối xử một cách công bằng, rõ ràng với các doanh nghiệp bất động sản. Những doanh nghiệp nào phát triển dự án tốt, theo hướng lành mạnh nên được ưu đãi về vốn vay, tín dụng và các khoản thuế thay vì siết chặt một cách toàn bộ. Ngoài ra, cần tìm cách giải ngân vốn cho bất động ngày càng hợp lý hơn.

Ngân hàng hẹp hướng phát triển “hệ sinh thái”?

Trước khi xảy ra các trường hợp nhiều khách hàng phải bỏ cọc mua nhà vì ngân hàng báo hết room cho vay bất động sản như trường hợp chị Xuân Anh, thì sau vụ việc vi phạm về phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh, một số ngân hàng đã phải ngừng mở rộng tín dụng địa ốc.

Sau Sacombank, Techcombank với lợi thế kết hợp dạng hệ sinh thái với chủ đầu tư để phát triển sản phẩm cho vay mua nhà vàlaf ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản lớn nhất toàn ngành với khoảng 27,6% tổng dư nợ, tức hơn 95.900 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021, cũng đã phải “tạm đóng” giải ngân các hồ sơ vay mua bất động sản để rà soát. Hai ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản cao là Eximbank và VietBank với tỷ lệ lần lượt 25% và 21,6%, cũng đang có mối quan hệ liên kết hệ sinh thái, có thể sẽ bị ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng theo định hướng cho vay ưu tiên.

Tuy nhiên, tại ĐHCĐ vừa diễn ra mới đây, Chủ tịch Eximbank bà Lương Thị Cẩm Tú cho biết nếu các nhóm cổ đông có hệ sinh thái tốt, ngân hàng vẫn ủng hộ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu liên quan đến luật doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đầu tư cấp phát tín dụng,... Theo thông tin của DĐDN, trong nhóm các cổ đông mới gia nhập và làm mới cuộc cải tổ Eximbank, có những đơn vị có hệ sinh thái bất động sản “khủng”.

Ngoài ra, một số ngân hàng đang có tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản trên 10% tổng dư nợ, cũng là các ngân hàng có hướng phát triển hoặc liên kết hệ sinh thái mở khá rộng, như trường hợp Vietcapital Bank có dư nợ cho vay bất động sản tại cuối 2021 là 15,7% (7.300 tỷ); VPBank với khoảng 12% (42.600 tỷ), MSB với tỷ lệ 11,95%, tương đương 12.100 tỷ đồng. Hay ở nhóm các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ bất động sản dưới 10%, thì cũng ở nhóm tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản năm qua, như HDBank, MBBank, BacABank, TPBank, OCB…, và trong số đó nhiều ngân hàng vẫn đang tiếp tục các sản phẩm mới liên quan đến tài trợ cho vay địa ốc. Điển hình như trường hợp của OCB với định hướng cho vay mua nhà ở thực qua nền tảng số.

Rõ ràng đặt trong bối cảnh chung nêu trên, siết hay không siết tín dụng bất động sản, theo thông điệp của Lãnh đạo của NHNN đưa ra, hay theo thực tế của thị trường và người vay mua, đang cho thấy một bức tranh có phần “tù mù”, “mờ mờ ảo ảo”.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ quốc gia khẳng định: Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, các phân khúc còn thiếu cung, lĩnh vực xây dựng, thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp… “Chúng tôi mong muốn phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn, chú trọng điều tiết cung cầu bất động sản". Theo đó, trong nhiều giải pháp, ông cho rằng cần phân bổ vốn ngân hàng phù hợp hơn để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp; song song là có lộ trình thuế bất động sản phù hợp, minh bạch, công bằng và phân bổ thu nhập… thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với giao dịch bất động sản.

LÊ MỸ

Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt dòng tiền vào đầu cơ, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi quy định của Luật Chứng khoán.

Bộ Xây dựng: Năm 2020, tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng, dư nợ bất động sản đạt 633.740 tỷ đồng

Tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản vẫn tăng trưởng trong quý IV/2020, cho thấy thị trường vẫn tăng trưởng và không có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đột biến khác.

Siết hay không siết tín dụng bất động sản?

Theo chuyên gia, siết hay nới lỏng tín dụng là một vấn đề vô cùng hệ trọng cần được nghiên cứu nghiêm túc, nếu không chính thị trường tài sản có vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp Link bài gốchttps://diendandoanhnghiep.vn/tai-chinh-da-chieu-roi-voi-siet-hay-khong-siet-tin-dung-bat-dong-san-223989.html

Mới nhất

Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động để kích hoạt nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

12 Giờ trước

Hôm qua, ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng xuống 5,5% một năm. Quyết định giảm lãi suất có hiệu lực từ đầu tuần sau (ngày 3/4).

Dabaco (DBC) của đại gia Nguyễn Như So, lợi nhuận sụt giảm mạnh đến 99% chỉ còn 5 tỷ đồng sau kiểm toán đạt 1% kế hoạch năm

12 Giờ trước

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, DBC) vừa công bố BCTC kiểm toán 2022, đáng chú ý lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh, lãi ròng 2022 của DBC chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm tới 97% so với báo cáo tự lập là 150 tỷ đồng.

Các tổ chức nào là chủ của khoản nợ 10.000 tỷ đồng từ Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - Becamex (BCM)?

12 Giờ trước

Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM) phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô tráo phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.

Năm 2023, Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia kế hoạch lợi nhuận giảm sâu đến 66.7% chỉ còn 186 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:28

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào ngày 15/4 tại An Giang. Dự kiến công ty sẽ thông qua một số nội dung quan trọng như kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2023 cũng như miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT mới.

Năm 2023, Tập đoàn Gelex công bố kế hoạch lợi nhuận giảm đến 39% chỉ còn 1.272 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:16

Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Công ty trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng, tăng 16,1% so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm gần 39% còn 1.272 tỷ đồng.

ĐHCĐ Chứng khoán Bản Việt: dự định đổi tên công ty, đưa kế hoạch doanh thu đạt 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng giảm tương ứng 12,4% và 5,6% so với cùng kỳ

31/03/2023 lúc 09:18

Chiều ngày 30/3/2023, Chứng khoán Bản Việt (VCSC, VCI) đã tổ chức ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hoạt động đạt 3.246 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, giảm tương ứng 12,4% và 5,6%.

Nam Tân Uyên, Sonadezi Giang Điền, Khu công nghiệp Hiệp Phước… những tên tuổi trong nhóm có tỷ lệ nợ cao xấp xỉ 5 lần vốn chủ sở hữu

31/03/2023 lúc 08:40

Thống kê sơ bộ trên các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản có vốn hóa lớn trên 1.000 tỷ đồng tính đến 31/3, một số doanh nghiệp đã có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao và gần chạm ngưỡng 5 lần.

Lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) hé lộ khả năng sáp nhập thêm một ngân hàng khác

30/03/2023 lúc 10:56

Lãnh đạo cao cấp của MSB hé lộ thông tin ngân hàng này đang chuẩn bị phương án sáp nhập thêm một ngân hàng để trình Đại hội cổ đông thông qua vào ngày 21/4/2023.

Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh của đại gia Đức cá tầm nợ đến 4.600 tỷ đồng, gấp 16 lần vốn chủ sở hữu, lỗ 248,6 tỷ đồng

30/03/2023 lúc 10:36

CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh vừa công bố về tình hình tài chính năm 2022, theo đó cho biết công ty lỗ sau thuế gần 248,6 tỷ đồng, trong khi kỳ trước lãi gần 2,2 tỷ đồng.

QC mới

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ cập nhật vào 06:15:02 20/01/2022
Mã NT Tiền mặt Chuyển khoản Bán
AUD15,914.9616,075.7216,594.55
EUR25,086.6325,340.0426,492.89
GBP30,098.2130,402.2331,383.44
JPY192.29194.23203.55
SGD16,397.1416,562.7717,097.32
THB606.32673.69699.62
USD22,530.0022,560.0022,840.00
Nguồn: Vietcombank