0988 355 606 lienhe@businessforum.vn Fanpage Facebook
StarNewCity

Sàn giao dịch nợ VAMC "mở hàng" 3 nghìn tỷ đồng trong phiên đầu tiên

Đại diện VAMC nói với cho biết, phiên mở hàng của sàn giao dịch nợ sẽ có ít nhất 3 nghìn tỷ đồng nợ xấu...

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đang rốt ráo triển khai thủ tục, hoàn thiện quy chế, quy trình nội bộ, phần mềm, trụ sở, nhân lực… để đưa sàn giao dịch nợ VAMC đi vào hoạt động trong quý này.

Trao đổi với VnEconomy, đại diện VAMC nhấn mạnh: Ngày khai trương sàn, sẽ là dấu mốc quan trọng của hành trình mua bán nợ chuyên nghiệp của Việt Nam.

Trong quý 3/2021, sẽ khai trương sàn giao dịch nợ VAMC.

Trong quý 3/2021, sẽ khai trương sàn giao dịch nợ VAMC.

Nhận diện sàn giao dịch nợ

Sàn giao dịch nợ VAMC ra đời với hai hoạt động trọng tâm. Thứ nhất, môi giới, mua bán các khoản nợ xấu, tức sàn sẽ làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu. Hoạt động này không bao gồm hoạt động bán đấu giá.

Thứ hai, tư vấn mua bán nợ xấu. Hiện Sàn giao dịch hướng tới là nơi tập hợp, đầu mối, thông tin về các khoản nợ xấu mà các tổ chức tín dụng mong muốn đưa lên giao dịch mua/bán tại sàn.

Khi có "hàng hóa", sàn sẽ rà soát, đánh giá lại về thông tin khoản nợ để cung cấp cung cấp các dịch vụ liên quan như tư vấn hồ sơ, hợp đồng, thủ tục mua/bán. Thậm chí, có thể tư vấn cho khách hàng giải quyết nợ xấu bằng cách tái cấu trúc khoản nợ, giúp doanh nghiệp có nợ xấu phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn để tiếp tục trả nợ.

Theo đại diện VAMC, sàn chỉ giao dịch các khoản nợ, không bao gồm giao dịch tài sản bảo đảm của các khoản nợ. Mảng giao dịch tài sản bảo đảm chỉ dừng ở chức năng tư vấn, môi giới.

Bởi lẽ, tài sản bảo đảm là tài sản của khách hàng, còn khoản nợ xấu là của tổ chức tín dụng và được quyền bán mà không cần thoả thuận với khách hàng vay. Tức nợ xấu đi kèm với tài sản bảo đảm, nhưng tài sản bảo đảm đó với tư cách bảo đảm cho khoản vay. Hiểu đơn giản, nợ được bán sẽ chuyển giao nguyên trạng, chuyển quyền và nghĩa vụ khoản nợ cho bên thứ 3, bao gồm cả biện pháp đảm bảo khoản vay.

Về thành viên tham gia, bao gồm: VAMC, các tổ chức tín dụng, AMC của các tổ chức tín dụng và các công ty mua/bán nợ trong nền kinh tế theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP nếu đáp ứng được điều kiện của sàn.

Bên cạnh các đối tượng trên, sàn giao dịch nợ VAMC còn có sự tham gia của các đối tác trung gian như tổ chức thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức môi giới, tư vấn…

Nguồn hàng (nợ xấu) cung cấp cho thị trường được xác định từ hai nguồn chính. Nguồn đầu tiên là các khoản nợ do VAMC mua theo giá thị trường. Hiện tại, nguồn này ước 3 nghìn tỷ đồng và sẽ được mang lên giao dịch ngay.

Cùng đó là nguồn nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt; tuy nhiên, trước khi giao dịch phải có sự thống nhất giữa VAMC với các tổ chức tín dụng về phương thức xử lý nợ. Nếu khoản nợ nào thoả thuận được bằng cách bán nợ cho bên thứ ba thì sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch.

Nguồn thứ hai là từ tổ chức tín dụng và AMC tổ chức tín dụng. "Khi các đơn vị này xác định tính cần thiết, tính khả thi của phương án xử lý nợ bằng cách bán nợ đi cũng sẽ kết nối với sàn để niêm yết khoản nợ xấu", một phó tổng giám đốc VAMC cho biết.

Một vấn đề đáng quan tâm là phiên mở hàng, sàn sẽ bán những gì, đại diện VAMC cho biết, luỹ kế đến 31/5, giá trị nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt còn lại đạt 94.500 tỷ đồng và dự kiến vẫn tăng do dịch bệnh Covid-19 ngày càng khiến doanh nghiệp khó khăn. Đặc biệt, luỹ kế đến 30/6, VAMC mua được khoảng 10.000 tỷ đồng theo giá thị trường, số nợ này đã được xử lý 70%, còn 30%. Như vậy, trên lý thuyết, khoảng 3.000 tỷ đồng còn tồn đọng sẽ là "mớ hàng" giao dịch đầu tiên khi mở sàn.

Bảo đảm quyền của các chủ nợ

Với việc không thiếu hàng hoá cũng như không thiếu người mua bán, Sàn giao dịch nợ VAMC được kỳ vọng sẽ thúc đẩy, phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ để sàn giao dịch nợ VAMC có thể hoàn thành sứ mệnh chính trị của mình.

Thứ nhất, Bộ Luật dân sự 2015 đã bỏ quyền thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm. Để giải quyết vấn đề này, Nghị quyết 42 bổ sung quyền đó cho chủ nợ, nhưng cũng chỉ áp dụng cho VAMC và các tổ chức tín dụng và cũng chỉ kéo dài 5 năm và áp dụng với các khoản nợ trước 15/8/2017.

Vấn đề đặt ra ở đây, khi bên thứ ba mua lại khoản nợ trên sàn VAMC nhưng họ không phải là VAMC hay tổ chức tín dụng và theo đó, họ không được hưởng quyền thu giữ tài sản như lằn ranh được xác định tại Nghị quyết 42. Vậy, làm thế nào họ thực hiện được quyền của chủ nợ, đặc biệt là khi con nợ chây ỳ, cố tình không giao tài sản, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ?

Các chuyên gia cho rằng, nếu không giải quyết triệt để vấn đề này thì chắc chắc chắn, ngoài tổ chức tín dụng, AMC và VAMC, thật khó đảm bảo một tương lai mở rộng diện đối tượng lên sàn.

Để khắc phục vấn đề này, một chuyên gia đề xuất giải pháp là cho phép các chủ nợ mới khởi kiện ra tòa và tòa sẽ xử rút gọn thay vì dềnh dàng "ngày dài đêm thâu" như lâu nay.

Thứ hai, trong xử lý các khoản nợ còn có một cách là đàm phán để hoán đổi nợ thành cổ phần. Từ đó, chủ nợ tham gia sâu vào tái cấu trúc doanh nghiệp để họ gượng dậy, không những trả nợ cho ngân hàng mà còn phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, muốn áp dụng giải pháp này, chủ nợ phải đảm phán với con nợ; trong trường hợp con nợ từ chối thì coi như bế tắc. Thậm chí, ở nhiều trường hợp, quá trình tố tụng dân sự gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi khách hàng vay cố tình tạo ra những tình huống tranh chấp, khi xác minh những đối tượng tranh chấp còn không cư trú tại địa phương nữa. Với ngân hàng, khi khởi kiện ra tòa, được phép áp dụng thủ tục xét xử rút gọn còn vô cùng mệt mỏi, huống hồ chủ nợ không phải ngân hàng, không được áp dụng ưu đãi này, sẽ vô cùng khó khăn trong việc xử lý khoản nợ đã mua.

Thứ ba, Nghị quyết 42 được cho là "bảo bối" trong việc thu hồi tài sản, xử lý các khoản nợ xấu. Theo số liệu từ VAMC, sau khi đưa Nghị quyết 42 vào cuộc sống, kết quả thu hồi nợ của VAMC chiếm 63% tổng số thu hồi nợ luỹ kế từ khi thành lập đến cuối năm 2020. Mặc dù trong quá trình triển khai, đâu đó vẫn còn vướng mắc nhưng về danh chính ngôn thuận, VAMC luôn thể hiện được quyền chủ nợ, điều mà trước khi Nghị quyết 42 ra đời, vô cùng mờ nhạt.

Tuy nhiên, khoảng thời gian của nghị định này chỉ kéo dài 5 năm (15/8/2017 - 15/8/2022) và chỉ giải quyết các khoản nợ xấu trước ngày 15/8/2017. Vì vậy, một khoảng trống pháp lý trong việc thu hồi nợ xấu sau mốc thời gian trên đã hiện ra.

Theo ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC, từ 15/8/2017 đến nay, dư nợ tín dụng của cả hệ thống tăng thêm 3,4 triệu tỷ đồng; trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, kéo theo nợ xấu tăng. Bởi vậy, dứt khoát phải có một "bảo bối" khác mới có thể xử lý tốt nợ xấu, cũng như bảo đảm các quyền của chủ nợ khi mua "hàng" trên Sàn giao dịch nợ VAMC.

Tại một hội thảo gần đây, ông Thắng nhận xét: "Nợ xấu hiện nay vẫn chưa phản ánh hết ảnh hưởng của dịch Covid-19. Do đó, cần nâng tầm, thể chế hóa Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thời gian thí điểm, đồng thời sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ; xây dựng khung khổ pháp luật cho thị trường này".

ĐÀO VŨ

Tài sản của bầu Thụy tại LienVietPostBank tăng 55% kể từ khi gia nhập ngân hàng này

Thời gian gần đây, liên tục có thông báo về giao dịch của người nội bộ và người có liên quan tại LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB. Đáng chú ý nhất là đăng ký mua vào để tăng tỷ lệ sở hữu của hai anh em ông Nguyễn Đức Thụy.

Đại án BIDV: Giải tỏa kê biên 1 bất động sản của vợ ông Trần Bắc Hà tại TP HCM

Cho rằng án cấp sơ thẩm tuyên có căn cứ, Toà phúc thẩm tuyên y án đối với 3 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ Ngân hàng BIDV thất thoát 1.670 tỉ đồng.

Theo Vneconomy Link bài gốchttps://vneconomy.vn/san-giao-dich-no-vamc-mo-hang-3-nghin-ty-dong-trong-phien-dau-tien.htm

Mới nhất

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex (PLX) có 3.156 tỷ đồng gửi tại PG Bank (PGB) trước thềm thoái vốn

6 Giờ trước

Ngày 7/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - Mã: PLX) sẽ tổ chức đấu giá chào bán 120 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Petrolimex (PG Bank - Mã: PGB), tương ứng 40% vốn điều lệ tại PG Bank với giá khởi điểm 21.300 đồng/cổ phiếu thông qua phương thức đấu giá công khai tại HoSE.

Năm 2023, Tập đoàn Lộc Trời (LTG) dự kiến lãi sau thuế đạt 400 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ, chia cổ tức 30% bằng tiền mặt

6 Giờ trước

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến tổ chức ngày 14/04 tại tỉnh An Giang. LTG sẽ trình cổ đông thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh 2023, kế hoạch chi trả cổ tức 2 năm 2022-2023...

Dự án chung cư cao cấp quận Long Biên lan tỏa xu hướng sống xanh bền vững

8 Giờ trước

Nằm tại “trái tim” quận Long Biên, Sunshine Green Iconic luôn có sức hút đặc biệt nhờ áp dụng giải pháp thiết kế xanh mặt đứng Vertical Garden 4.0. Dự án mang lại môi trường sống trong lành, bền vững hướng đến sự hài lòng tuyệt đối của người dùng cuối.

HoREA kiến nghị cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn vay 70% giá trị trái phiếu để tái cấu trúc khoản nợ

9 Giờ trước

HoREA vừa đề xuất cho doanh nghiệp vay không quá 70% giá trị gói trái phiếu đến hạn có tài sản đảm bảo, ngân hàng giải ngân trực tiếp cho trái chủ tái cấu trúc khoản nợ.

Ông Lê Quốc Duy, nhóm ủng hộ ông Nguyễn Công Phú từ nhiệm khỏi ban giám đốc của Hòa Bình (HBC)

9 Giờ trước

HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) thông qua đơn từ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Quốc Duy và ông Dương Đình Thanh theo nguyện vọng cá nhân.

Năm 2023, PG Bank dự kiến không tăng vốn điều lệ, liên tiếp 11 năm không chia cổ tức

9 Giờ trước

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank, mã chứng khoán: PGB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023. Đại hội dự kiến được tổ chức vào ngày 25/4 tại khách sạn Novotel, Đống Đa, Hà Nội.

Nova Consumer (NCG) của doanh nhân Bùi Thành Nhơn lên kế hoạch lợi nhuận giảm hơn 70% còn 88 tỷ đồng bán mảng chăn nuôi gà để cắt lỗ

10 Giờ trước

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova Consumer (NCG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Trong đó, công ty đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận dự kiến giảm tới hơn 70% chỉ còn 88 tỷ đồng so với năm 2022.

Đất Xanh Services (DXS) của đại gia Lương Trí Thìn cổ phiếu bốc hơi 80% sau 1 năm, dự kiến lãi năm 2023 giảm 62%

10 Giờ trước

CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh - Đất Xanh Services (HOSE: DXS) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 với nhiều nội dung đáng chú ý.

Sunshine Garden chinh phục khách hàng với triết lý “để cư dân sống hạnh phúc”

10 Giờ trước

Được thiết kế tràn ngập không gian xanh mát cùng hệ tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu đời sống cư dân, Sunshine Garden không chỉ là nơi để ở mà còn là không gian nghỉ dưỡng, hưởng thụ, tạo giá trị lâu bền.

QC mới

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ cập nhật vào 06:15:02 20/01/2022
Mã NT Tiền mặt Chuyển khoản Bán
AUD15,914.9616,075.7216,594.55
EUR25,086.6325,340.0426,492.89
GBP30,098.2130,402.2331,383.44
JPY192.29194.23203.55
SGD16,397.1416,562.7717,097.32
THB606.32673.69699.62
USD22,530.0022,560.0022,840.00
Nguồn: Vietcombank