Theo đó, MB là một trong những ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp bởi tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Thông tin chúng tôi ghi nhận được, vào quý III năm 2020, nợ nhóm 5 lên đến 1.982 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với đầu năm. Số dư nợ xấu của MB hiện là 4.035 tỷ đồng, tăng hơn 39% so với thời điểm 31/12/2019.

Tỷ lệ nợ xấu của MB bank tăng đột biến, nợ xấu có khả năng mất vốn lên đến 1.384 tỷ đồng tăng đến 124%.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, nợ xấu mới tăng mạnh là dễ hiểu và vẫn chưa bộc lộ hết. Nợ xấu sẽ tiếp tục tăng cho đến khi tạo ra áp lực nặng nề nhất, rõ ràng nhất vào năm sau.
Về kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý IV/2020, MB ghi nhận thu nhập lãi thuần 5.794 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ dịch vụ tăng kinh doanh ngoại hối tăng 25% và 52% lên 1.090 tỷ đồng và 267 tỷ đồng.
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động khác giảm 63% và 9% xuống 80,6 tỷ đồng và 475 tỷ đồng. Trừ chi phí hoạt đông hơn 3.234 tỷ đồng, cao hơn 6% so với cùng kỳ năm trước, ngân hàng lãi trước trích lập 4.479 tỷ đồng, tăng 23%.
Chi phí dự phòng hơn 1.925 tỷ đồng, tăng 59%, khiến lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 6%, đạt 2.554 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2020, ngân hàng lãi trước thuế 10.688 tỷ đồng, tăng 6%, vượt 24% kế hoạch năm.
Đến cuối 31/12, tổng tài sản tăng 20% so với đầu năm, lên 494.982 tỷ đồng. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước tăng 21% lên 17.296 tỷ đồng và tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 20% lên 47.888 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 19%, ở mức 298,296 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tăng 14% lên 310.960 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá tăng 94% ở mức 50.923 tỷ đồng. Ngân hàng có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 12.956 tỷ đồng.
MINH TRÍ

MSB của đại gia “Tuấn chợ” có thể giải quyết “cục máu đông” tài sản gán nợ lên đến 3.940 tỷ đồng trong năm 2021 hay không?
Sau khi chúng tôi đăng tải thông tin về việc Ngân hàng Hàng hải (MSB) đang vướng vụ tài sản gán nợ trong ngành tàu biển do nhận vụ thế chấp 38 con tàu với tổng giá trị lên đến 3.940 tỷ đồng (1 tàu bị chìm năm 2017, 2 tàu đã được bán vào năm 2018), đại diện MSB đã lên tiếng. Theo đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Khối Quản lý – Tài chính của MSB trả lời với truyền thông là ngân hàng sẽ đặt mục tiêu xử lý hế số tài sản gán nợ này trong năm 2021? Liệu MSB có thực hiện được mục tiêu này hay không?

Vừa mới niêm yết tại HoSE, MSB của đại gia “Tuấn chợ” vướng vụ gán nợ có giá trị lên đến 3.940 tỷ đồng do tàu biển
Theo bản Cáo bạch niêm yết của MSB trong tháng 12/2020, từ năm 2015 đến nay, MSB đã nhận gán nợ 38 tàu biển. Trong đó, 1 tàu bị chìm năm 2017, 2 tàu đã được bán vào năm 2018. Trên thực tế, MSB có đến 35 con tàu được gán nợ và lên kế hoạch thanh lý trong vòng 3 năm tới.