Cụ thể, MSB có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 3.500 tỷ đồng thông qua chi trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông với tỷ lệ 30%, thực hiện trong quý III/2021.
Trước khi tăng vốn lên 15.275 tỷ đồng, MSB có 1 cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn đó là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) với hơn 71,57 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 6,09%.

Có 7 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài sở hữu xấp xỉ 30% vốn của MSB, tương đương gần 352 triệu cổ phiếu.
Và trong một diễn biến có liên quan, MSB cập nhật danh sách 7 cổ đông nước ngoài như sau: 6 cổ đông sở hữu trên 4% bao gồm Rosia Holdings Limited (4,94%); Buenavista Holdings Limited (4,9%); Duscal LLC (4,89%); Twingby LLC (4,86%); Dilyan Investments Limited (4,84%) và Nomex Enterprieses Limited (4,75%). Quỹ còn lại là Ntasian Discovery Master Fund nắm 0,77% cổ phần.
Sau khi tăng vốn, các nhà đầu tư ngoại sẽ nắm giữ tổng cộng hơn 458 triệu cổ phiếu MSB; trong khi lượng cổ phần do VNPT sở hữu sẽ tăng lên hơn 93 triệu cổ phiếu.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2021, MSB ghi nhận lãi trước thuế hơn 3.100 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ năm ngoái và đạt 95% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021. Cuối tháng 6, tổng tài sản ở mức hơn 183.000 tỷ đồng, tăng 3.6% so với đầu năm, thực hiện 96% kế hoạch năm. Chỉ số ROAA và ROAE tương ứng đạt 2,08% và 20,9%.
Trước đó, MSB đã vướng lùm xùm về việc gán nợ vào cuối năm 2020. Cụ thể, MSB hiện có tổng giá trị nhận gán nợ đối với 35 con tàu nói trên tại thời điểm gán nợ là 3.940 tỷ đồng, chiếm 91,23% tổng tài sản gán nợ của MSB tại ngày 30/9/2020. Tính bình quân, mỗi tàu gán nợ trị giá 112,6 tỷ đồng.
Nguồn gốc của việc nhận nợ này xuất phát từ hai công ty cho thuê tài chính ALC I và ALC II thuộc Agribank. Một số khác đến từ các tập đoàn đã bị giải thể là Vinashin và Vinaline. Trong đó, ALC II cũng đã phá sản, ALC I hiện không có khả năng thanh trả các khoản nợ.
Hiện tại, để giải quyết cục máu đông nói trên MSB chào bán mỗi con tàu với giá trên dưới 20 tỷ đồng, một mức giá cực thấp với giá trị nhận nợ bình quân mỗi con tàu là 112 tỷ đồng.
Trong trường hợp bán được hết cả lô 34 con tàu trong 3 năm tới, khả năng MSB cũng chỉ thu về khoảng 700 tỷ đồng, trong khi chỉ riêng giá trị tài sản nhận nợ đã là 3.940 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần giá trị tài sản đã nhận nợ.
Vụ việc từng một thời gây nên làn sóng trong truyền thông và giới đầu tư. Tuy nhiên, sau đó sự việc lắng xuống và không thấy truyền thông cũng như giới đầu tư đề cập, quan tâm.
MINH TRÍ

MSB chốt quyền mua cổ phiếu quỹ của cổ đông, sau vụ gán nợ lên đến 3.940 tỷ đồng, liệu nhà băng thuộc sở hữu của đại gia “Tuấn chợ” sẽ phát hành thành công?
Theo Thông báo mới nhất của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX), ngày đăng ký cuối cùng cho cổ đông thực hiện Quyền mua cổ phiếu quỹ Ngân hàng MSB là ngày 29/01/2021 và giá chào bán cho cổ đông là 11.500 đồng/cổ phiếu. MSB hy vọng đợt phát hành này sẽ thu về một khoản tiền lên đến gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau vụ gán nợ lên đến 3.940 tỷ đồng liệu đợt phát hành này sẽ thành công?

MSB của đại gia “Tuấn chợ” có thể giải quyết “cục máu đông” tài sản gán nợ lên đến 3.940 tỷ đồng trong năm 2021 hay không?
Sau khi chúng tôi đăng tải thông tin về việc Ngân hàng Hàng hải (MSB) đang vướng vụ tài sản gán nợ trong ngành tàu biển do nhận vụ thế chấp 38 con tàu với tổng giá trị lên đến 3.940 tỷ đồng (1 tàu bị chìm năm 2017, 2 tàu đã được bán vào năm 2018), đại diện MSB đã lên tiếng. Theo đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc Khối Quản lý – Tài chính của MSB trả lời với truyền thông là ngân hàng sẽ đặt mục tiêu xử lý hế số tài sản gán nợ này trong năm 2021? Liệu MSB có thực hiện được mục tiêu này hay không?