Trần Dương

Cuối tháng 12/2021, tín dụng ngân hàng đạt 10,4 triệu tỷ đồng, riêng tháng 12 các ngân hàng đã bơm vào thị trường 253 nghìn tỷ đồng

Admin

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục ghi nhận mức tăng tương đối mạnh trong những ngày cuối tháng 12, khi thông tin từ NHNN cho biết tính đến cuối tháng 12, tín dụng đạt 10,4 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2020.

Theo trung tâm phân tích chứng khoán SSI (SSI Research), trong tuần trước, nghiệp vụ thị trường mở không phát sinh giao dịch mới và không còn khối lượng tín phiếu lưu hành trên kênh này. Thanh khoản trong hệ thống phần nào ổn định hơn, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm 0,02 điểm % khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, xuống còn 1,13%.

Thông tin từ NHNN cho biết tính đến cuối tháng 12, tín dụng đạt 10,4 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2020.

Ngược lại, lãi suất kỳ hạn dài có xu hướng tăng 0,04 – 0,08 điểm %, phản ánh kỳ vọng diễn biến lãi suất liên ngân hàng sẽ tăng trong thời gian tới, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm trước Tết Nguyên Đán.

Theo đó, tăng trưởng tín dụng tiếp tục ghi nhận mức tăng tương đối mạnh trong những ngày cuối tháng 12, khi thông tin từ NHNN cho biết tính đến cuối tháng 12, tín dụng đạt 10,4 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2020.

Như vậy, tương tự như diễn biến cuối năm 2020, tín dụng đã tăng tốc trong giai đoạn cuối năm 2021 khi chỉ tính trong tháng 12, các NHTM đã cho vay thêm khoảng 253 nghìn tỷ đồng – tăng 38% so với tổng mức cấp tín dụng mới trong tháng 11.

Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các NHTM hầu như không có nhiều thay đổi so với tuần trước, kết tuần giảm 20 đồng, xuống mua – bán ở mức 22.540 - 22.850 VND/USD. Ngược lại, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng nhẹ 30 đồng, kết tuần ở 23.520 – 23.550 VND/USD.

Trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng ở mức 14% và NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 02 năm.

Ngoài ra, NHNN định hướng dòng vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ tập trung ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; lĩnh vực khó khăn do dịch như du lịch, vận tải, lưu trú… Trong khi đó, dòng vốn vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán… sẽ được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí chặt hơn năm 2021.

MINH TRÍ