0988 355 606 lienhe@businessforum.vn Fanpage Facebook
StarNewCity

Các ngân hàng đang ở đâu trong cuộc đua 'bơm vốn' cho nền kinh tế?

Hiện nay, bài toán vốn cho doanh nghiệp trong bối cảnh "bình thường mới" lại được đặt ra cấp thiết. Cùng với chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, điều doanh nghiệp mong mỏi lúc này là các ngân hàng xem xét, tiếp tục giảm lãi suất cho vay 2-3%/năm đối với tất cả các khoản đang phát sinh và các khoản vay mới.
Các ngân hàng đang nỗ lực cung ứng vốn rẻ để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ảnh: TL.

Các ngân hàng đang nỗ lực cung ứng vốn rẻ để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp mong mỏi được cho vay vốn bổ sung

Bức tranh quý I/2022 vừa qua, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 36,7% so cùng kỳ năm trước, tổng vốn đăng ký tăng 21%. Tuy nhiên, áp lực lạm phát, lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng và duy trì ở mức cao, trong khi đó, thiếu hụt dòng tiền đang là mối lo mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt.

Bối cảnh này đòi hỏi cần phải có thêm những chính sách tiếp sức về dòng vốn, giúp doanh nghiệp nâng cao “sức khỏe” tài chính để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Theo ông Trần Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nông nghiệp nông thôn phía Nam, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực duy trì hoạt động 30 đến 50% công suất chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại những doanh nghiệp nhỏ đang đứng trên bờ vực phá sản, nợ nần do ngưng hoạt động thời gian dài, không có doanh thu nhiều tháng qua.

"Vốn đang là vấn đề mang tính sống còn đối với doanh nghiệp nông nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đó, doanh nghiệp đã vay vốn và nay thời điểm đáo hạn khoản vay cận kề mà chưa biết phải làm sao. Các khoản nợ thuế cũng chưa thể trả", ông Vinh trần tình.

"Các ngân hàng nên xem xét, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, hoặc giãn nợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để doanh nghiệp có điều kiện tái cấu trúc sản xuất. Ngân hàng Nhà nước nếu có cú hích về tài chính tín chấp thì tôi nghĩ sự phục hồi kinh tế sẽ chuyển động nhanh hơn", ông Vinh kiến nghị.

Bên cạnh đó, đánh giá cao các chính sách hỗ trợ cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất từ phía ngân hàng đối với doanh nghiệp, song các doanh nghiệp cho rằng, trong bối cảnh phải chịu áp lực chi phí tăng cao khi giá nguyên vật liệu tăng đột biến, ngân hàng nên xem xét giảm lãi suất cho vay từ 2 đến 3%/năm cho tất cả các khoản vay đang phát sinh và các khoản vay mới. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn có thể tiếp cận được chính sách hỗ trợ giảm lãi suất 2% mà hệ thống ngân hàng chuẩn bị triển khai.

“Sau thời gian dài khó khăn, nay có cơ hội hồi phục và phát triển, điều cần thiết đối với các doanh nghiệp là nguồn tiền để đổ vốn vào mua nguyên vật liệu cũng như tái đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp hầu hết cũng đã vay mượn vốn ngân hàng, mà lãi suất huy động hiện nay đang có xu hướng tăng lên, chúng tôi lại càng lo lắng việc sẽ khó vay vốn hơn khi lãi suất cho vay có thể tăng. Việc cấp bù lãi suất là chính sách rất cần thiết nhưng cần triển khai càng sớm càng tốt”, các doanh nghiệp kiến nghị.

Nhìn nhận về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng chia sẻ, thực tế sức bật của nền kinh tế Việt Nam được đánh giá khá cao và cầu tiêu dùng đang hồi phục tương đối tốt, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Những tháng tới, chắc chắn cầu vốn của doanh nghiệp còn tiếp tục tăng cao, vì vậy ngân hàng nhà nước nên xem xét linh hoạt cân đối việc mở rộng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại, hỗ trợ cho khách hàng và doanh nghiệp.

"Mục tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng của ngân hàng nhà nước từ đầu năm là ở mức 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế chứ không chốt cứng. Việc các ngân hàng phân bố room tín dụng được cấp ra sao để dòng vốn này chảy vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất… mới là chuyện cần quan tâm hơn cả", ông Hiếu cho hay.

Ngân hàng nỗ lực đẩy vốn ra thị trường ra sao?

Với sự đồng hành của ngân hàng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch đã có thể thu xếp việc trả nợ, giúp giảm mạnh tổng dư nợ tái cơ cấu. Ảnh: TL.

Với sự đồng hành của ngân hàng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch đã có thể thu xếp việc trả nợ, giúp giảm mạnh tổng dư nợ tái cơ cấu. Ảnh: TL.

Thực tế cho thấy, nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Các chuyên gia kinh tế nhận định, đà phục hồi của nền kinh tế khiến nhu cầu tín dụng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Chính sách hỗ trợ lãi suất cũng sẽ kích thích nhu cầu vay vốn, khiến tín dụng tăng trưởng tốt hơn.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết tháng 3/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 5,04%, gấp hơn 2,3 lần mức tăng cùng kỳ năm trước (2,16%).

Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1 điểm phần trăm trong hai năm 2022 và 2023, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cho hay, mặc dù lãi suất huy động có tăng so với năm 2021, nhưng lãi suất cho vay của phần lớn các tổ chức tín dụng vẫn duy trì ở mức thấp trong năm 2022.

Theo đó, các ngân hàng thương mại đã sớm vào cuộc, tập trung triển khai kịp thời nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chắp nối lại chuỗi cung ứng đứt gãy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thời gian qua…

Là ngân hàng thương mại được ghi nhận “mạnh tay” nhất trong việc giảm lãi suất, Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, từ ngày 01/3/2022, ngân hàng đã triển khai chương trình tín dụng ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn với quy mô 30 nghìn tỷ đồng, khách hàng doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận mức lãi suất cho vay ngắn hạn 4,0%/năm để bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất kinh doanh.

"Chính nhờ những giải pháp tích cực và cụ thể như vậy, Agribank đã “tiếp sức”, cung ứng nhiều hơn dòng vốn rẻ đến nền kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi", bà Phượng cho hay.

Đặc biệt, trước tình hình biến động xăng dầu thế giới và diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước, chiều ngày 16/3/2022, ngân hàng nhà nước đã có văn bản yêu cầu các nhà băng đảm bảo nguồn cung tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước...

Mặc dù vậy, tới nay, việc cung ứng nguồn vốn giá rẻ hỗ trợ doanh nghiệp tại các ngân hàng vẫn không đồng bộ, chủ yếu diễn ra ở 16 trên hơn 30 ngân hàng thương mại trong nước. Việc giảm lãi suất vay ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu kinh doanh và quyền lợi của cổ đông ngân hàng, do đó chính sách này "rộng rãi" tới đâu còn tuỳ thuộc vào "thiện chí" của cổ đông và đội ngũ ban lãnh đạo...

Theo đó, xác định việc sớm đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng, tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, Thống đốc ngân hàng quyết liệt chỉ đạo, thời gian tới, cơ quan quản lý có thể tăng thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, dựa trên nguyên tắc tổ chức tín dụng có tình hình hoạt động an toàn, lành mạnh hơn sẽ được xem xét phân bổ chỉ tiêu tín dụng cao hơn.

"Quan điểm của cơ quan điều hành thời gian tới là sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, nhu cầu đời sống tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp", bà Hồng nhấn mạnh.

Hồng Gấm

 

Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại đảm bảo vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Ngân hàng Nhà nước chiều 16/3 đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải “bơm” vốn để các doanh nghiệp nhập khẩu đảm bảo xăng dầu trong nước.

Theo Doanh nhân TrẻTrẻ Link bài gốchttps://doanhnhantrevietnam.vn/cac-ngan-hang-dang-o-dau-trong-cuoc-dua-bom-von-cho-nen-kinh-te-d14767.html

Mới nhất

Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất huy động để kích hoạt nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

10 Giờ trước

Hôm qua, ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng xuống 5,5% một năm. Quyết định giảm lãi suất có hiệu lực từ đầu tuần sau (ngày 3/4).

Dabaco (DBC) của đại gia Nguyễn Như So, lợi nhuận sụt giảm mạnh đến 99% chỉ còn 5 tỷ đồng sau kiểm toán đạt 1% kế hoạch năm

11 Giờ trước

Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, DBC) vừa công bố BCTC kiểm toán 2022, đáng chú ý lợi nhuận sau kiểm toán giảm mạnh, lãi ròng 2022 của DBC chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm tới 97% so với báo cáo tự lập là 150 tỷ đồng.

Các tổ chức nào là chủ của khoản nợ 10.000 tỷ đồng từ Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - Becamex (BCM)?

11 Giờ trước

Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM) phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô tráo phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.

Năm 2023, Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia kế hoạch lợi nhuận giảm sâu đến 66.7% chỉ còn 186 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:28

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HoSE: IDI) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào ngày 15/4 tại An Giang. Dự kiến công ty sẽ thông qua một số nội dung quan trọng như kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2023 cũng như miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT mới.

Năm 2023, Tập đoàn Gelex công bố kế hoạch lợi nhuận giảm đến 39% chỉ còn 1.272 tỷ đồng

31/03/2023 lúc 10:16

Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Công ty trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất 37.457 tỷ đồng, tăng 16,1% so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế giảm gần 39% còn 1.272 tỷ đồng.

ĐHCĐ Chứng khoán Bản Việt: dự định đổi tên công ty, đưa kế hoạch doanh thu đạt 3.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng giảm tương ứng 12,4% và 5,6% so với cùng kỳ

31/03/2023 lúc 09:18

Chiều ngày 30/3/2023, Chứng khoán Bản Việt (VCSC, VCI) đã tổ chức ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hoạt động đạt 3.246 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, giảm tương ứng 12,4% và 5,6%.

Nam Tân Uyên, Sonadezi Giang Điền, Khu công nghiệp Hiệp Phước… những tên tuổi trong nhóm có tỷ lệ nợ cao xấp xỉ 5 lần vốn chủ sở hữu

31/03/2023 lúc 08:40

Thống kê sơ bộ trên các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản có vốn hóa lớn trên 1.000 tỷ đồng tính đến 31/3, một số doanh nghiệp đã có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao và gần chạm ngưỡng 5 lần.

Lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) hé lộ khả năng sáp nhập thêm một ngân hàng khác

30/03/2023 lúc 10:56

Lãnh đạo cao cấp của MSB hé lộ thông tin ngân hàng này đang chuẩn bị phương án sáp nhập thêm một ngân hàng để trình Đại hội cổ đông thông qua vào ngày 21/4/2023.

Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh của đại gia Đức cá tầm nợ đến 4.600 tỷ đồng, gấp 16 lần vốn chủ sở hữu, lỗ 248,6 tỷ đồng

30/03/2023 lúc 10:36

CTCP Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh vừa công bố về tình hình tài chính năm 2022, theo đó cho biết công ty lỗ sau thuế gần 248,6 tỷ đồng, trong khi kỳ trước lãi gần 2,2 tỷ đồng.

QC mới

Tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá ngoại tệ cập nhật vào 06:15:02 20/01/2022
Mã NT Tiền mặt Chuyển khoản Bán
AUD15,914.9616,075.7216,594.55
EUR25,086.6325,340.0426,492.89
GBP30,098.2130,402.2331,383.44
JPY192.29194.23203.55
SGD16,397.1416,562.7717,097.32
THB606.32673.69699.62
USD22,530.0022,560.0022,840.00
Nguồn: Vietcombank