Trần Dương

Sau khi bán đến 65% cổ phần, KienlongBank có hai nhân sự ứng cử hội đồng quản trị là người của Sunshine Group và BBGroup, nhóm cổ đông “bí ẩn” dần lộ diện?

Ngân hàng Kiên Long vừa thông qua tờ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 của về việc bầu bổ sung thành viên HĐQT KienlongBank nhiệm kỳ 2018-2022. Theo đó, ông Lê Trung Việt có đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT để tập trung công tác điều hành với chức danh Phó Tổng giám đốc.

Để đáp ứng và kiện toàn bộ máy nhân sự của HĐQT, Kienlongbank dự kiến bầu bổ sung 2 hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2022. Trong cơ cấu 8 người thuộc HĐQT có 7 thành viên không nằm trong ban điều hành của ngân hàng và 1 thành viên độc lập.

Hai nhân sự mới tham gia vào ngân hàng được giới thiệu là người có kinh nghiệm điều hành tại các tổ chức lớn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo đó, ông Lê Hồng Phương sinh năm 1976, hiện đang là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT CTCP BBGroup. Được biết, đây là công ty thuộc sở hữu của vợ chồng ông Vũ Quang Bảo, Tổng giám đốc Tập đoàn Bitexco và là em trai của ông Vũ Quang Hội.

Ông Lê Hồng Phương được giới chuyên môn đánh giá cao khi từng nhiều năm đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại NCB và LienVietPostBank.

Ông Lê Hồng Phương sinh năm 1976, hiện đang là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT CTCP BBGroup.

Một nhân sự khác cũng vừa được giới thiệu để ứng cử vào HĐQT KienlongBank là bà Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985, từng làm việc tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).

Tuy nhiên, điểm đặt biệt là bà Hằng gia nhập CTCP Tập đoàn Sunshine với vị trí Phó Tổng giám đốc Đầu tư quốc tế và IPO. Từ tháng 3/2019 đến nay, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc điều hành Sunshine Group. Ngoài ra, bà Trần Thị Thu Hằng hiện còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư SIPT.

Như vậy, đúng như chúng tôi dự đoán, hai nhân sự mới của KienlongBank có liên quan đến hai tập đoàn bất động sản đến từ Hà Nội là BBGroup và Sunshine.

Theo quan sát của chúng tôi, trong vòng 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020, khoảng 209 triệu cổ phiếu, tương đương gần 65% cổ phiếu KLB đã được giao dịch theo hình thức thoả thuận. Giới phân tích nhận định KienlongBank của bầu Thắng sẽ đổi chủ.

Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020, khoảng 209 triệu cổ phiếu, tương đương gần 65% cổ phiếu KLB đã được giao dịch theo hình thức thoả thuận.

Nhận định này càng có thêm cơ sở khi hai nhân sự mới được giới thiệu tham gia HĐQT của ngân hàng này.

Với quy mô vốn chỉ hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước là 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản ước định cỡ 50.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng cỡ 30.000 tỷ đồng, KienlongBank được cho là một trong những ngân hàng có quy mô nỏ nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

Vậy lý do nào KienlongBank hấp dẫn các nhà đầu tư?

Thứ nhất, nhìn vào chân dung hai cổ đông mới có xuất thân từ bất động sản. Đây là ngành cần vốn lớn và sử dụng đòn bẫy tài chính cao. Nếu có trong tay một ngân hành và phát triển tốt đây sẽ là kênh hút vốn để phát triển.

Thứ hai, nhìn xa hơn là số lượng 176 triệu cổ phần STB, tương đương 10% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mà KienlongBank đang sở hữu.

Có thể nói hạn mục đầu tư này hấp dẫn xét về khía cạnh thuần về đầu tư tài chính. Được biết, Sacombank là ngân hàng có quy mô và tài sản lớn nhất thuộc khối thương mại cổ phần. Tính đến cuối năm 2020, Sacombank có tổng tài sản khoảng 498 nghìn tỷ đồng; huy động vốn trên 457 nghìn tỷ; dư nợ tín dụng hơn 329 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.573 tỷ đồng.

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước thông qua VAMC đang nắm cổ phần chi phối 53% tại Sacombank. Tuy nhiên, theo lộ trình tái cơ cấu, VAMC sẽ phải thoái vốn khỏi Sacombank sau một thời gian nhất định. Eximbank cũng đang có kế hoạch bán 75 triệu cổ phần của mình tại đây.

Nhìn vào những động thái trên liệu việc thông qua KienlongBank nhóm cổ đông mới muốn đặt một chân vào HĐQT của Sacombank?

Giới phân tích tài chính ngân hàng không thể không đặt dấu hỏi về động thái của những nhà đầu tư mới này!

LÊ TRÍ