Trần Dương

Quý III, Tập đoàn Hòa Bình của doanh nhân Lê Viết Hải lãi mỏng chỉ hơn 5 tỷ đồng, âm vốn đến 1.331 tỷ đồng

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 5,4 tỷ đồng âm vốn đến 1.331 tỷ đồng.

Theo đó, quý III/2022 được xem là một quý khá khởi sắc của Hòa Bình khi doanh thu thuần đạt 3.778 tỷ đồng, tăng tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 282 tỷ đồng, tăng 2,4 lần, giúp biên lợi nhuận gộp đạt tới 7,46%.

Nợ vay của Hòa Bình đã có bước tăng khá mạnh trong 9 tháng, đạt  6.566 tỷ đồng, tăng 29%.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Hòa Bình đạt 10.904 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 684 tỷ đồng, tăng 35%. Biên lợi nhuận gộp suy giảm nhẹ, đạt 6,27% (cùng kỳ 6,71%).

Về hàng tồn kho tăng mạnh lên 16%, đạt 2.793 tỷ đồng và chiếm 15% tổng tài sản. Như vậy, các khoản phải thu và hàng tồn kho của Hòa Bình đã chiếm tới 86% tài sản.

Về nguồn vốn, kết thúc quý III/2022, nợ phải trả của Hòa Bình lên đến 14.913 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Như vậy, 80% tài sản của Hòa Bình được hình thành từ nợ phải trả.

Sự gia tăng nợ vay của Hòa Bình xuất phát từ tình trạng dòng tiền kinh doanh 9 tháng âm rất nặng là 1.331 tỷ đồng do tăng các khoản phải thu 1.823 tỷ đồng, tăng hàng tồn kho 435 tỷ đồng, tăng chi phí trả trước 103 tỷ đồng, chi trả lãi vay 363 tỷ đồng.

Nợ vay của Hòa Bình đã có bước tăng khá mạnh trong 9 tháng, đạt 6.566 tỷ đồng, tăng 29%. Trong đó, vay ngắn hạn 5.496 tỷ đồng, tăng 17%; vay dài hạn 1.070 tỷ đồng, tăng 2,7 lần.

Với sự suy giảm của vốn chủ sở hữu, còn 3.770 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Hòa Bình đã lên tới 3,95 lần, tăng mạnh so với đầu năm (3,08 lần) và là hệ số rất cao đối với ngành xây dựng.

Về tổng tài sản, tại ngày 30/9/2022, Hòa Bình đạt 18.653 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng đáng kể (+15%), đạt 13.355 tỷ đồng, chiếm tới 71% tổng tài sản. Trong đó, khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng thêm 12%, lên 415 tỷ đồng.

MINH TRÍ