Trần Dương

Ngô Chí Dũng, chủ hệ thống VNVC, chủ nhà thuốc Eco, “ông trùm” thực phẩm chức năng và chủ Bệnh viện Tâm Anh sẽ là người đầu tiên nhập 30 triệu liều vắc xin ngừa Covid 19 về Việt Nam

Ngày 1/2, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc xin AstraZeneca. Được biết, doanh nghiệp được cho phép nhập lô lớn vắc xin này về Việt Nam là chủ của hệ thống tiêm chủng lớn nhất Việt Nam – VNVC.

Ngoài ra, ông Ngô Chí Dũng cũng được biết đến là ông trùm thực phẩm chức năng, ông chủ nhà thuốc Eco và Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

Theo đó, được thành lập từ tháng 6/2017, CTCP Vắc xin Việt Nam (VNVC) nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những hệ thống tiêm chủng cao cấp và hàng đầu trong nước. Công ty cho biết là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu kho lạnh hiện đại bảo quản vắc xin. 

Ngô Chí Dũng, chủ hệ thống VNVC, chủ nhà thuốc Eco, “ông trùm” thực phẩm chức năng  và chủ Bệnh viện Tâm Anh sẽ là người đầu tiên nhập 30 triệu liều vắc xin ngừa Covid 19 về Việt Nam.

Bên cạnh đó, VNVC cũng thông tin có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, nhập khẩu chính hãng. Cơ sở vật chất và dịch vụ tại các trung tâm VNVC được khách hàng đánh giá cao, nhất là tạo được sự yên tâm với các phụ huynh khi đưa con đến tiêm chủng.

Chỉ trong vòng hơn hai năm, quy mô của VNVC đã mở rộng nhanh chóng. Dữ liệu của chúng tôi về kết quả kinh doanh của công ty này cho thấy năm 2019 doanh thu thuần đạt 2.334 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với năm trước đó. Trong nửa năm đầu kinh doanh (2017), VNVC chỉ đạt doanh thu 32 tỷ đồng.

Công ty bắt đầu báo lãi trong năm 2019, mức sau thuế đạt 80 tỷ đồng, trong năm liền trước lỗ 39 tỷ đồng. Điều này cho thấy rằng, dường như mô hình kinh doanh vắc xin khá nhanh chóng để minh chứng tính hiệu quả. Biên lợi nhuận gộp của VNVC dao động quanh mức 26%.

VNVC hiện đang sở hữu 49 trung tâm tiêm chủng cao cấp trên cả nước, họ đẩy mạnh khai trương mới hàng loạt kể từ những tháng cuối năm 2020.

Thành lập ban đầu với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng, VNVC là công ty tư nhân do ba cá nhân góp vốn gồm ông Ngô Chí Dũng (40%), bà Nguyễn Thị Hà (30%) và bà Nguyễn Thị Xuân (30%).

Theo thời gian, vốn điều lệ của VNVC tăng dần, đạt mức 80 tỷ đồng với tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không thay đổi. Cập nhật mới nhất đến tháng 7 năm nay, vốn của VNVC tiếp tục tăng lên 140 tỷ đồng. Nguồn vốn mới có thể giúp công ty này thực hiện tham vọng mở rộng của mình, trong thời gian gần đây VNVC đẩy mạnh khai trương thêm nhiều trung tâm tiêm chủng.

VNVC hiện đang sở hữu 49 trung tâm tiêm chủng cao cấp trên cả nước, họ đẩy mạnh khai trương mới hàng loạt kể từ những tháng cuối năm 2020.

Về 30 triệu liều vắc xin COVID-19 AstraZeneca, VNVC cho biết vắc xin được sản xuất bởi: Catalent Anagni S.R.L-Y (Italia); CP Pharmaceuticals Limited (Anh); IDT Biologika GmbH (Đức). Đơn vị đề nghị phê duyệt vắc xin là Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, công ty thuộc Vương quốc Anh.

Sau khi nhận được chỉ đạo, hướng dẫn từ chính phủ và Bộ Y Tế, căn cứ trên số lượng vắc xin có được trong mỗi thời điểm, VNVC sẽ công bố thông tin chi tiết về kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin và thứ tự ưu tiên dành cho khách hàng dựa trên các thông tin đã đăng ký. VNVC cũng lưu ý rằng, do số lượng vắc xin có hạn, các nền tảng đăng ký vắc xin COVID-19 có thể dừng đăng ký sớm.

Về giá bán vắc xin COVID-19 AstraZeneca, VNVC cho biết sẽ công bố trước khi tiến hành tiêm chủng. Dự kiến giá sẽ ưu đãi để nhiều người dân có thể tiếp cận.

Ngoài VNVC ông Ngô Chí Dũng còn được biết là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Dược phẩm Eco (Eco Pharma).

Ở góc độ thị trường người tiêu dùng bị ấn tượng bởi chuỗi thực phẩm chức năng được giới thiệu là “Made in USA” mà Eco Pharma, Ecogreen phân phối độc quyền như: Sâm Angela Gold; Sâm Alipas platinum; Jex Max; Qik Hair; LIC; Otiv; Hewel; Faz… Lý do chủ yếu là bởi độ phủ quá ấn tượng của chúng trên các kênh truyền thông đại chúng.

Bên cạnh đó, EcoPharma có sở hữu riêng cho mình hệ thống nhà thuốc ECO, một sàn thương mại Ecogreen vận hành từ tháng 1/2017.

Doanh thu của EcoPharma đạt lần lượt 1.503 tỷ đồng và 1.681 tỷ đồng trong hai năm tài chính gần nhất, biên lãi gộp duy trì ở mức 33%. Nhưng điểm đáng chú ý là lợi nhuận ròng của công ty này lại bốc hơi một nửa sau mỗi năm. Trong 2019 chỉ còn 12 tỷ đồng.

Ông Ngô Chí Dũng còn được biết là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Dược phẩm Eco (Eco Pharma).

Ngoài lĩnh vực kinh doanh nói trên ông Dũng còn được biết đến là ông chủ của Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

Theo đó, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 9/2016, dù Giấy ĐKKD mà chúng tôi có được cho thấy công ty này đã được thành lập từ tháng 9/2007.

Sự hiện diện của ông Ngô Chí Dũng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh kín đáo hơn nhiều so với Eco Pharma, NutriHome hay VNVC. Không trực tiếp nắm giữ cương vị Tổng Giám đốc hay người đại diện theo pháp luật nhưng ông Dũng là ông chủ đích thực của bệnh viện tư này.

Theo Giấy ĐKKD thay đổi ngày 01/12/2016, bên cạnh tỷ lệ sở hữu 50% cổ phần trực tiếp đứng tên, tầm ảnh hưởng của ông Dũng ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn bao trùm qua cả phần tỷ lệ sở hữu 30% của một cổ đông sáng lập khác, là CTCP Đầu tư tài chính Thành Phát, pháp nhân của gia đình ông Dũng.

Bệnh viện Tâm Anh có doanh thu trong năm 2019 đạt 661 tỷ đồng, lãi ròng tượng trưng 1 tỷ đồng.

Theo đó, Bệnh viện Tâm Anh có doanh thu trong năm 2019 đạt 661 tỷ đồng, lãi ròng tượng trưng 1 tỷ đồng. Điều này gây bất ngờ bởi năm liền trước đó, bệnh viện Tâm Anh dù ghi nhận doanh thu thấp hơn (524 tỷ đồng) nhưng lãi sau thuế tới 42 tỷ. Biên lãi gộp của bệnh viện này đang dao động quanh ngưỡng 28% bất ngờ rơi xuống 19% trong 2019.

Đặc biệt, theo quan sát của chúng tôi, hiện tại hệ thống Bệnh viện Tâm Anh có thêm một cơ sở khác tại quận Tân Bình, TP.HCM. Tuy không xuất hiện trên trang chính thức của bệnh viện này nhưng hệ thống nhận diện thương hiệu và thông tin tuyển dụng gần nhất vào tháng 12 năm 2020 cho thấy Tâm Anh đang muốn đẩy mạnh hoạt động của bệnh viện này tại thị trường trọng điểm TP.HCM.

Một điểm đặc biệt khác của ông Ngô Chí Dũng được giới truyền thông ghi nhớ chính là: ông Dũng từng là Tổng Giám đốc BV Pharma, với nghi án tiêu cực của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vào năm 2011. Vụ việc từng gây bão trên truyền thông và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

MINH TRÍ