Tại hội thảo Đấu giá quyền sử dụng đất - Thực tiễn pháp lý và giải pháp do báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với Viện Kinh tế xanh và ĐH Kinh tế - Luật tổ chức sáng 20-4, đã có hàng loạt ý kiến đánh giá, góp ý về công tác đấu giá đất thông qua vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua.
Đặc biệt, với vai trò của Thủ Thiêm là khu đô thị, trung tâm tài chính đẳng cấp của TP.HCM, các chuyên gia cho rằng tiềm năng của TP.HCM cũng như Thủ Thiêm nói riêng là vô cùng lớn. Do vậy, cuộc đấu giá các lô đất vừa qua không thể là rào cản khiến doanh nghiệp (DN) e ngại đầu tư vào khu đô thị này.
Còn rất nhiều cơ hội cho Thủ Thiêm
Tham dự hội thảo với tư cách nhà đầu tư nước ngoài tại TP.HCM, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, đánh giá Thủ Thiêm hiện tại và trong tương lai là khu vực đầy tiềm năng và lợi thế.
“Chúng tôi cũng từng có báo cáo chuyên đề về tiềm năng của các khu đất tại Thủ Thiêm, về lợi thế của TP Thủ Đức, của TP.HCM và Thủ Thiêm với hạng bất động sản (BĐS) tinh hoa. Đánh giá chung theo tôi là khá tích cực” - bà Trang nói.
Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhìn nhận giá đất tại TP.HCM vẫn còn mềm so với thế giới. Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào TP. Việc đấu giá các lô đất Thủ Thiêm vừa qua, theo bà Trang, dù ít nhiều gây ra tâm lý e ngại nhà đầu tư nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt.
Bà Trang đánh giá cao về tiềm năng của khu đô thị Thủ Thiêm và TP.HCM trong tương lai là “rất khủng khiếp”. “Cũng như Dubai có thể thu hút rất nhiều nhà đầu tư bằng các quy hoạch gần cảng, xây dựng hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, biến Dubai thành trụ sở của các tập đoàn lớn” - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nói và đặt kỳ vọng TP.HCM sẽ học hỏi được từ nước bạn.
Là đơn vị chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bà Trang khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài đã nhắm vào TP.HCM để đầu tư thì đa phần là những DN có nguồn vốn rất dồi dào, từ vài trăm triệu USD đến hàng tỉ USD. Vì vậy, cơ hội cho các khu đất Thủ Thiêm là rất lớn.
Dẫn chứng chính DN của mình, bà Trang cho hay khi vào Việt Nam, điều đầu tiên mà DN này nhắm đến là phải có chỗ đặt văn phòng với vị trí và quy mô xứng tầm. Theo quy hoạch thì khu đô thị Thủ Thiêm sẽ là trung tâm tài chính quốc tế, nơi hội tụ các BĐS tinh hoa và phục vụ cho giới đầu tư khắp nơi trên thế giới đến làm việc và sinh sống. Trong tương lai, nếu khu đô thị này hoàn thiện đúng như quy hoạch thì sẽ đáp ứng được các nhu cầu này.
Hiện tại, những điều kiện để cung ứng cho nhà đầu tư nước ngoài vào TP.HCM vẫn chưa nhiều. Bà Trang cho rằng khu đô thị Thủ Thiêm vẫn chủ yếu là nhà ở, cần phải đẩy mạnh đầu tư các chức năng trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, giải trí. Ngành BĐS chính là mạch sống của nền kinh tế, vì vậy việc đấu giá đất không chỉ là để thu tiền về mà quan trọng hơn là việc cam kết thực hiện các dự án của nhà đầu tư sẽ đóng góp cho sự phát triển về cảnh quan, kiến trúc đô thị của TP.
Nói về hệ lụy của các nhà đầu tư bỏ cọc trong vụ đấu giá mới đây, bà Trang bày tỏ sự lo ngại khi “một vài chủ đầu tư không cam kết đi đến cuối cùng sau khi trúng đấu giá khiến chúng ta bị tổn thương, rất dễ dẫn đến ách tắc khi có nhà đầu tư tiếp theo”.
Để giải quyết vấn đề này, bà Trang góp ý trong thời gian tới, TP nên xem xét lại tất cả khu đất, lô đất đấu giá, xem lại tổng quan, làm sao để hỗ trợ nhà đầu tư một cách tối ưu, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài. Như chính phủ Singapore vẫn xây rất nhiều tòa nhà văn phòng để thu hút FDI vào nhằm cạnh tranh với Malaysia, khu đất đó thành một điểm hút mạnh. Từ đó chi phí đầu tư vào Singapore sẽ tốt hơn các nước khác.
Góc nhìn mới về bất động sản “tinh hoa”
Ở góc nhìn mới về khu đô thị Thủ Thiêm như một loại hình BĐS tinh hoa, TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định Thủ Thiêm có vị trí, cấu trúc dân cư và vai trò tương tự các khu đô thị trung tâm có giá trị thương mại cao như Manhattan (New York, Mỹ) hay Phố Đông (Thượng Hải, Trung Quốc).
Sau khi trở thành TP trong TP, các khu vực này đã hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế. Hoạt động kinh doanh thu hút xung lực đầu tư rất cao, giá trị BĐS từ đó cũng tăng lên rất nhanh.
Theo TS Đính, giá căn hộ tại TP Thủ Đức năm 2018-2019 chỉ khoảng 20 triệu đồng/m2, ngay sau khi có thông tin quy hoạch lên TP đã tăng gấp hơn hai lần. Nhà đầu tư đã thiết lập mặt bằng giá mới, 50-60 triệu đồng/m2. Các giá trị đất đai khác cũng tăng rất nhanh.
“Mức 200.000-300.000 USD/căn hộ 100 m2 là giá BĐS đang lập đỉnh ở Thủ Đức, song nếu so với các đô thị đặc thù tương tự tại các TP lớn trên thế giới thì vẫn còn thấp. Với mục tiêu phát triển Thủ Đức trong tương lai thành TP công nghệ, công nghiệp, tài chính thì giá trị BĐS khu vực này chắc chắn sẽ tăng rất mạnh” - ông Đính tin tưởng.
Tuy nhiên, đi cùng với hấp lực đầu tư, TS Đính nhìn nhận hoạt động thâu tóm, giao dịch đất đai diễn ra rất sôi động. Về nguyên tắc, giá trị của BĐS chỉ tăng khi có thực tế các hoạt động đầu tư, trong khi thực tế các hoạt động đầu tư ở khu vực này chưa được cải thiện nhiều. Hiện còn nhiều dự án không xử lý được các tồn đọng do có nhiều sự chồng chéo quy định pháp luật. Trong bối cảnh hiện nay, giải pháp đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) là lựa chọn duy nhất giúp đẩy nhanh các hoạt động đầu tư.
Theo TS Đính, hiện có tình trạng DN lợi dụng các phiên đấu giá để tạo ra những lợi ích khác, gây lũng đoạn thị trường BĐS. Những hành vi này cần phải ngăn chặn bằng các quy định pháp luật. Nếu không lựa chọn đúng và trúng nhà đầu tư, TP sẽ lại loay hoay trong việc đấu giá rồi DN để đó, găm đất, chỉ tìm cách tăng giá chứ không đầu tư xây dựng.•
Hôm 4/7, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức tọa đàm “Báo chí và doanh nghiệp: Đồng hành thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân” dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Hôm 3/7, tại JW Marriott Saigon, OBC Holdings – một thương hiệu bất động sản mới – đã chính thức ra mắt với thị trường TP.HCM. Các nhà sáng lập OBC Holdings cam kết tạo ra những giá trị bền vững và những cộng đồng đẳng cấp trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình.
Mới đây, trong báo cáo gửi Bộ Công Thương, đại diện Vietjet cho biết hãng đã đặt mua 406 tàu bay thân hẹp của Boeing và Airbus, một cam kết đầu tư dài hạn không chỉ cho ngành hàng không Việt Nam mà còn góp phần tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho lao động Mỹ.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HoSE: STB) vừa thông báo về việc chấm dứt hoạt động của 5 phòng giao dịch (PGD) tại TP.HCM, nâng số lượng phòng giao dịch đóng cửa từ tháng 4 đến nay lên con số 12 điểm.
Kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, đảm bảo quyền lợi cho Sunshine Group, khơi thông nguồn lực đang bị đình trệ – là nội dung trọng tâm trong công văn số 82/2025/CV- HoREA ngày 18/6/2025 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi Chính phủ và các Bộ hữu quan, liên quan đến Dự án BT Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang (giai đoạn 1).
Hôm 2/7, tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính ông Ali Ijaz Ahmad, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Makara Capital Partner (Singapore) cho biết tập đoàn đã nghiên cứu thị trường Việt Nam kỹ lưỡng và tin tưởng vào các định hướng mang tính chiến lược của Việt Nam.
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa thông qua việc triển khai trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ.
20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
Từ bảng đa dạng sinh học giữa công viên đến “túi mù hạt giống” gửi tận tay nhân viên và cư dân, Gamuda Land đang kiên trì tạo nên một cách sống mới - nơi mỗi hành động nhỏ đều góp phần làm nên đô thị bền vững.
Tối 1/7/2025, Sunshine Group “chơi lớn” khi lần đầu tiên đưa một chương trình livestream BĐS lên sóng truyền hình quốc gia, phát trực tiếp đồng thời tại ứng dụng (Noble App) - đột phá phương thức bán BĐS qua hình thức “đặt giá kín” với giá khởi điểm chỉ bằng 50% giá thị trường, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách trúng đặt giá nhằm hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ người trẻ được mua nhà với giá hợp lý.