
Trụ sở của Evergrande tại Thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.
Theo Hãng thông tấn AFP, đây là lần thứ hai Evergrande đình chỉ giao dịch cổ phiếu trên sàn Hong Kong. Động thái mới nhất diễn ra ngay trước thời điểm tập đoàn này phải trả khoản nợ gần 2 tỉ USD vào ngày 23-3 và hơn 1,4 tỉ USD trong tháng sau.
Trong thông báo, Evergrande cho biết mọi giao dịch cổ phiếu của tập đoàn này sẽ bị dừng trong ngày 21/3 mà không đưa ra lý do.
Trong khi đó, sở giao dịch chứng khoán Hong Kong cho biết việc giao dịch các sản phẩm cấu trúc liên quan đến Evergrande cũng bị tạm dừng vào cùng thời điểm.
Cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong của các công ty có liên quan đến Evergrande như của Evergrande Property Services Group và China Evergrande New Energy Vehicle Group cũng bị tạm hoãn giao dịch cùng ngày.
Đây là lần thứ hai trong năm nay Evergrande hoãn giao dịch cổ phiếu và động thái này diễn ra trong bối cảnh Evergrande phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán 2 tỷ USD vào ngày 23/3 và 1,4 tỷ USD vào tháng Tư tới.
Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc, đang ôm khoản nợ lên tới 306 tỷ USD, tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.
Tập đoàn này đang nỗ lực huy động vốn để trả cho các đơn vị cho vay, nhà cung cấp và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới sự sụp đổ.
Hồi tháng 12/2021, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch (Mỹ) thông báo hạ xếp hạng với Evergrande từ mức "C" (quá trình vỡ nợ hoặc tương tự vỡ nợ đã bắt đầu) xuống mức "RD" (vỡ nợ hạn chế - tức là nhà phát hành không có khả năng thanh toán các khoản nợ).
Evergrande đang nỗ lực huy động vốn để trả cho các đơn vị cho vay, nhà cung cấp vật tư và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới sự sụp đổ của tập đoàn.
Doanh nghiệp này cũng cam kết sẽ hoàn thành các dự án nhà ở và giao đúng hẹn cho người mua đã đóng tiền trước.
Người đứng đầu Evergrande, ông Hứa Gia Ấn, đã cố gắng cứu tập đoàn bằng việc bán một số tài sản cá nhân. Tuy nhiên theo truyền thông quốc tế, tình hình tập đoàn này vẫn đang rối bời.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính của Evergrande có thể gây ảnh hưởng rộng đến nền kinh tế Trung Quốc và thị trường toàn cầu.
Hải Anh

Từ vụ sụp đổ của Evergrande, doanh nghiệp bất động sản Việt Nam tiềm ẩn những nguy cơ nào?
“Tôi khẳng định, với trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, khả năng vỡ nợ là có, chỉ có điều chưa biết khi nào mà thôi”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinRatings cảnh báo.

Evergrande chính thức vỡ nợ trái phiếu USD
China Evergrande Group - nhà phát triển Trung Quốc đang ở trong cuộc khủng hoảng thanh khoản, lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu USD.