Thị trường bất động sản Du lịch Đông Nam Bộ định hình từ hai trục cao tốc
Ngày 21/06/2022 vừa qua, trong Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng chủ trì, đã nhấn mạnh nội dung quan trọng là tập trung phát triển hạ tầng giao thông, kết nối với TPHCM và vùng Đông Nam Bộ thông qua hai trục cao tốc đường bộ, tuyến đường thủy nội địa.
Dự án cao tốc đang được đẩy mạnh hiện nay là Cao tốc Bến Lức - Long Thành với chiều dài 57 km, nối liền cao tốc hiện hữu TP. HCM - Trung Lương và đường Vành đai 3, điểm cuối giao quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai). Dự án đã hoàn thành 80% tiến độ (tính đến quý 3/2022), dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023.
Hứa hẹn khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ các tỉnh miền Tây đến khu vực Đông Nam Bộ, bao gồm cả tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ rút ngắn đáng kể, góp phần gia tăng giao thương, phát triển kinh tế, du lịch kết nối của vùng.
Mặt khác, một trục đường cao tốc quan trọng khác cũng được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư là dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Tổng chiều dài khoảng 53,7 km, đường cao tốc này khi đưa vào sử dụng sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51 từ lâu đã trở nên chật chội.
Trên thực tế, mối liên kết vùng giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ trong thời gian qua có nhiều hạn chế do hạ tầng chưa phát triển. Các trục cao tốc mới sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, phát triển kinh tế và đặc biệt là hoạt động du lịch biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương có quy mô “ngành công nghiệp không khói” rất lớn và đang tập trung phát triển trong thời gian qua.
Có không ít nhà đầu tư đang đón sóng đường cao tốc dần thành hình, dòng vốn chảy vào Bà Rịa – Vũng Tàu đang tăng mạnh. Trong 5 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 749 doanh nghiệp, tăng 23% so cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, lượng vốn FDI đổ vào đây là hơn 33,1 tỉ đô la, xếp top 5 sau Hà Nội, TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai, theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài.
Do đó, thông tin về việc mở rộng hạ tầng tiếp tục hâm nóng thị trường khu vực biển miền Đông Nam Bộ. Hưởng lợi từ hạ tầng như sân bay, cao tốc, bất động sản du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đứng trước cơ hội bứt tốc mạnh mẽ trong thời gian tới.
Đón đầu tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng khu vực Đông Nam bộ
Với 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, du lịch vùng sông nước có nhiều điểm đặc trưng riêng, nhưng nếu nói về du lịch biển, khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu được cho là thị trường quen thuộc và hấp dẫn người dân miền Tây.
Thành công với lĩnh vực kinh doanh thủy sản ở Cần Thơ, bà Hiền cùng bạn bè đến tham quan khu vực Hồ Tràm, địa phương đang tăng tốc với nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn. Cảm nhận khí hậu trong lành bên bờ biển đẹp và trong xanh và nhìn thấy tiềm năng lớn của khu vực, bà Hiền quyết định đầu tư ngay mà không cần đắn đo.
“Biển ở đây rất đẹp, thích hợp để đại gia đình tôi đi nghỉ dưỡng. Còn nếu nhìn xa hơn, trên khía cạnh kinh doanh thì tiềm năng khai thác du lịch nơi đây là rất lớn, đặc biệt là khi cao tốc nối liền với miền Tây hình thành”, nhà đầu tư vừa lựa chọn hai căn second home tại NovaWorld Ho Tram cho hay.
Sức hút của Hồ Tràm cũng như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất lớn do chỉ cách TP. HCM hai giờ lái xe. Theo báo cáo của Savills Hotels, Hồ Tràm phục hồi rất nhanh sau đại dịch. Công suất cho thuê, tỷ lệ lấp đầy phòng tại các khách sạn, resort trong khu vực trên 80%, riêng loại hình lưu trú cao cấp luôn đạt 100% công suất thuê cuối tuần.
Do đó, nếu hai trục giao thông lớn nối liền Đồng Nai – Bà Rịa - Vũng Tàu (tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) và khu vực miền Tây (tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành), sẽ giúp cho nhu cầu du lịch tại địa phương này tăng tốc đáng kể trong thời gian tới nhờ lượng khách dồi dào tập trung ở hai khu vực trên. Điều này lý giải vì sao ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư tìm hiểu và rót vốn vào thị trường nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng này.
ÁNH DƯƠNG